Xe máy Yamaha Taurus SR phanh cơ 2010
Xe máy Yamaha Taurus SR phanh cơ 2010, 76, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Trúc Phương, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 15/09/2016 14:25:55
1. Thông số chi tiết Yamaha Taurus SR phanh cơ 2010
- Hãng sản xuất YAMAHA
- Động cơ 4 thì, xylanh đơn, 2 van, SOHC, làm mát bằng gió
- Dung tich xy lanh 114cc
- Tỷ số nén 9.3:1
- Công suất tối đa 6kW/7500rpm
- Mô men cực đại 8.3Nm/4500rpm
Hệ thống truyền động,động cơ
- Hệ thống khởi động
- Khởi động bằng điện
- Cần khởi động
- Hệ thống bôi trơn Điều áp các te ướt
- Dầu nhớt động cơ 1lít
- Bộ chế hoà khí VM17 (MIKUNI)
- Hệ thống đánh lửa CDI
- Hệ thống ly hợp
- Khớp số nhiều lá
Kích thước,trọng lượng
- Chiều dài (mm) 1930mm
- Chiều rộng (mm) 675mm
- Chiều cao (mm) 1055mm
- Độ cao yên xe 755mm
- Trọng lượng 92 kg
- Khoảng cách giữa 2 trục bánh xe 1235mm
- Khoảng cách gầm xe 126mm
- Phanh xe
- Phanh trước: Phanh cơ
- Phanh sau: Phanh cơ
Thông số khác
- Dung tích bình xăng 4,2lít
- Bánh xe trước/ sau 60/100-17MC 33P / 70/90 - 17MC 43P
- Giảm xóc trước
- Giảm chấn dầu
- Hydraulic telescopic fork
- Giảm xóc
- Giảm xóc sau
- Giảm chấn dầu, lò xo
2. Tìm hiểu thêm về Yamaha Taurus SR phanh cơ 2010
Với những đường nét gân guốc ở đầu xe, Taurus có vóc dáng mạnh mẽ hơn hẳn đàn anh Sirius. Hai đèn xi-nhan lồi cộng với mặt nạ “há miệng”, nhìn chính diện Taurus như một con thú dữ, một đặc trưng của Yamaha trên các dòng xe thể thao. Như thường lệ, tay lái cụp xuống để dễ điều khiển.
Hai tấm chắn bùn được thiết kế góc cạnh, cụm đèn hậu chia sẻ nhiều chi tiết với các sản phẩm hiện có của Yamaha Việt Nam.
Xe máy Yamaha Taurus SR phanh cơ 2010 có chiều dài tổng thể 1.930 mm, rộng 675 mm và cao 1.055 mm. Với độ cao yên 755 mm, thấp hơn 15 mm so với Sirius Taurus rất dễ lên xuống. Mẫu xe này có trọng lượng khoảng 92 kg. Taurus sử dụng động cơ xi-lanh đơn, dung tích 115 phân khối, công suất 8 mã lực, mô-men xoắn 8,3 Nm, tỷ số nén 9,3:1 và đáp ứng tiêu chuẩn Euro II.
3. Những điều cần biết về phanh cơ (tang trống) trên xe máy
Dưới đây là những thông tin cần biết về hệ thống tang trống trên xe máy, và nếu xe máy của bạn có sử dụng hệ thống phanh tang trống thì không nên bỏ qua các thông tin này
Phanh tang trống (phanh cơ) trên xe máy là một trong những loại phanh phổ biến trên những dòng xe máy cũ (Honda Cub, Honda Dream,...)và trên những dòng xe máy hiện đại thì phanh tang trống vẫn được sử dụng trên bánh sau của mỗi xe.
Phanh tang trống rất phổ biến, và rất có thể trên xe máy của bạn cũng được trang bị loại phanh này. Vì thế, việc hiểu rõ về loại phanh tang trống và biết cách chăm sóc phanh tang trống trên xe máy sẽ giúp cho hệ thống phanh này được bền lâu hơn.
Cùng chúng tôi tìm hiểu về loại phanh tang trống được áp dụng trên các dòng xe máy để có cho mình những kiến thức chính xác nhất.
- Cấu tạo của phanh tang trống trên xe máy
Phanh tang trống được lắp trực tiếp lên trục của xe máy, khi có tín hiệu phanh, dây cáp sẽ điều chỉnh thanh điều chỉnh phanh, qua đó, tác động lên ống phanh và pít tông, ép má phanh và khiến bánh trục dừng lại, khi đó phanh được dừng.
Phanh tang trống có lực phanh không quá lớn, nên chỉ đủ hãm các loại xe máy có công suất thấp với dung tích xy lanh dưới 50cc, hoặc trên các xe máy công suất lớn nhưng khi chạy ở tốc độ thấp. Phanh tang trống không phù hợp khi chạy xe ở tốc độ cao, vì lực hãm phanh không đủ để dừng xe.
- Những lỗi thường gặp trên hệ thống phanh tang trống
Phanh tang trống trong quá trình sử dụng có khá nhiều những lỗi hoặc hỏng hóc, chính vì thế, bạn cần nắm bắt những tín hiệu phanh tang trống bị hỏng để xử lý kịp thời:
- Phanh không ăn: Đây là hiện tượng khi người lái đạp/bóp phanh rất mạnh nhưng thấy xe giảm tốc độ rất chậm hoặc không hề giảm.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là má phanh đã quá mòn nhưng không được điều chỉnh tăng hoặc đã tăng hết giới hạn. Ngoài ra, má phanh bị trơ lì, dầu mỡ bám trên bề mặt phanh cũng khiến phanh gặp hiện tượng này.
- Phanh bị kêu: Hầu hết những tiếng kêu xuất phát từ phanh tang trống đều cần được kiểm tra và khắc phục ngay.
Một số nguyên nhân làm phanh kêu như: má phanh bị trơ lì gây trượt khi phanh, cát hoặc nước vào má phanh, trục quả đào bị mòn, bề mặt làm việc của tang phanh (nòng may-ơ) bị xước.
- Nặng phanh: Hiện tượng này gặp chủ yếu ở phanh tang trống bánh trước do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu.
- Bó phanh: Đây là hiện tượng sau khi nhả phanh nhưng má phanh không tách khỏi bề mặt tang phanh.
Nguyên nhân có thể do trục quả đào mòn không đều hoặc khô dầu, lò xo hồi vị phanh yếu, bề mặt làm việc của tang trống bị mòn thành rãnh sâu hoặc má phanh quá mòn, khi đạp phanh quả đào quay 90 độ nên không có khả năng tự hồi về. Ngoài ra, sau khi xe mới rửa xong, đi mưa về để qua đêm dễ dẫn đến hiện tượng mút phanh khi đạp, gây bó cứng.
- Má phanh mòn là hiện tượng tự nhiên trong quá trình sử dụng nhưng khi quá trình mòn diễn ra nhanh, mòn không đều thì có thể là do má phanh kém chất lượng hoặc bề mặt tang phanh bị xước.
- Má phanh bị trơ lì do thói quen của người sử dụng rà phanh nhiều dẫn tới quá nhiệt, bề mặt tấm ma sát (phíp) trở nên chai cứng và giảm khả năng bám.
Hiện tượng này cũng thường gặp với các má phanh có thời gian sử dụng quá lâu bị tác động của thói quen và môi trường sử dụng nhưng chưa mòn tới giới hạn phải thay mới.
- Phíp bong, vỡ. Đây là dạng hỏng không hay gặp nhưng rất nguy hiểm nếu đang lái trên đường phố đông đúc hoặc đường cao tốc. Khi phíp bị bong, vỡ dễ dẫn đến bó phanh gây kẹt cứng bánh xe đột ngột và người sử dụng hầu như không kịp xử trí, có thể dẫn tới ngã xe.
Xe máy Yamaha Taurus SR phanh cơ 2010, 76, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Trúc Phương, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 15/09/2016 14:25:55