Thủ tục sang tên đổi chủ khi mua xe máy Yamaha Grande cũ
Thủ tục sang tên đổi chủ khi mua xe máy Yamaha Grande cũ, 394, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 15/09/2016 14:11:36
Thủ tục sang tên đổi chủ khi mua xe máy Yamaha Grande cũ
Mua bán xe máy Yamaha Grande cũ là một việc làm rất phổ biến hiện nay, chúng ta mua một chiếc xe, đi chán muốn đổi xe khác thì đem bán. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết qui trình, thủ tục pháp lý khi sang tên đổi chủ một chiếc xe Yamaha Grande cũ sẽ như thế nào, nếu như không có lần đầu tiên. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn những bước đó, cũng như công tác chuẩn bị để chúng ta có thể làm thủ tục nhanh hơn, thuận lợi hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Gồm có 5 bước như sau:
- Chuẩn bị giấy tờ cần thiết giữa bên mua và bên bán
- Công chứng hợp đồng mua bán xe
- Rút hồ sơ gốc của chiếc xe
- Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe
- Đi xét xe
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết giữa bên mua và bên bán
Việc mua bán 1 chiếc xe máy rất đơn giản, dễ nhất là người bán cho bạn là chính chủ của xe. Nếu nhờ người khác thì chủ xe phải làm Giấy ủy nhiệm và được địa phương xác thực.
Bên bán xe cần chuẩn bị:
- Giấy tờ xe bản chính
- CMND + Hộ khẩu bản chính
- Một số nơi sẽ đòi hỏi có thêm Giấy xác nhận độc thân nếu chưa lập gia đình, hoặc Giấy đăng kí kết hôn để loại trừ tranh chấp dân sự về sau (rất ít)
Bên mua xe cần chuẩn bị:
- CMND + Hộ khẩu bản chính
- Tiền mua xe + lệ phí sang tên xe
Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán xe
Việc này sẽ do các Phòng công chứng tư quản lý. Chúng ta có thể tới bất cứ phòng công chứng tư nào cũng được, miễn là tiện lợi cho 2 bên, không quan trọng là ở địa phương người bán hay địa phương người mua. Tới đó sẽ có bàn làm hợp đồng mua bán xe giữa Bên mua và Bên bán. Phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ là xác nhận hợp đồng này giữa 2 bên có giá trị, và thu một khoảng phí dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán. Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ 1 bản.
Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe
Bước này chỉ thực hiện trong trường hợp Bên mua và Bên bán ở 2 tỉnh khác nhau, ví dụ Bình Định và Quãng Ngãi, còn nếu trong cùng 1 tỉnh với nhau thì không cần.
Cả 2 bên sẽ cùng tới nơi mà chiếc xe đã được đăng kí lần đầu tiên, làm thủ tục rút hồ sơ gốc và bộ hồ sơ này sẽ giao cho bên mua để đi đăng kí sang tên cho xe.
Sau bước 3, giao dịch đã hoàn thành 1/2 và từ bước này thì Bên mua xe sẽ tự đi hoàn tất các việc còn lại. Bên bán sẽ giao cho Bên mua các thứ như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe, Hợp đồng mua bán xe.
Bước 4: Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe
Chúng ta buộc phải đóng thêm 1 lần thuế trước bạ cho chiếc xe nếu thực hiện sang tên đổi chủ cho nó. Thuế trước bạ lần 2 cho xe máy khoảng 1% giá trị xe sau khi đã khấu hao theo thời gian.
Bên mua xe sẽ đến Chi cục thuế cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để đóng thuế trước bạ cho xe. Cần chuẩn bị các giấy tờ kể trên như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe (nếu có), Hợp đồng mua bán xe, CMND và tiền lệ phí, Phiếu khai phí trước bạ xe (phát miễn phí).
Bước 5: Đi xét xe
Đây là bước cuối cùng, Bên mua xe sẽ đến Công an giao thông cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để làm thủ tục này. Chúng ta nộp Tờ khai đăng kí xe máy, mô tô đi kèm với các giấy tờ kể trên.
Sau khi xét xe xong, chờ tới ngày hẹn và tới lấy Giấy đăng kí xe mới.
Mặc dù liệt kê ra là có tới 4-5 bước, nhìn chung thì đây chỉ là những thủ tục hành chính cơ bản, chúng ta có thể hoàn tất xong trong 1 ngày làm việc. Chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm: Chọn mua xe máy Honda Air Blade, Yamaha Grande, Honda Lead 2015 hay Yamaha Acruzo
Kinh nghiệm mua xe máy cũ bạn nên biết
Dưới đây là những kiến thức cần thiết nhất để có thể chọn cho mình một người bạn đường phù hợp. Hãy cùng tham khảo nhé.
1/ Tìm xe
Thị trường xe máy cũ vô cùng phức tạp, thế nên tốt nhất là bạn nên mua từ người thân, hoặc ít nhất là người có quen biết. Điều này không chỉ mang lại sự an tâm mà còn giúp bạn dễ dàng điều tra nguồn gốc và quá trình sử dụng của chiếc xe. Vì thế, trước khi mua xe, hãy chịu khó hỏi thăm bạn bè, người thân và nhờ họ hỏi qua những người khác.
Trong trường hợp không tìm được một chiếc xe như vậy, bạn nên tìm kiếm trên Internet. Bạn cũng có thể tìm đến các chợ xe cũ, các tiệm sửa xe hoặc tiệm cầm đồ, tuy nhiên việc mua xe qua các kênh này ẩn chứa rất nhiều rủi ro.
Trước khi mua xe, cần tham khảo ý kiến bạn bè, người thân và nhờ họ hỏi qua những người khác.
Công việc trước tiên là tìm được càng nhiều xe càng tốt. Trong số đó hãy chọn ra một số chiếc có thông tin rõ ràng và tin cậy hơn cả, đồng thời có giá bán nằm trong tầm tiền của bạn. Hãy đi cùng một người thực sự rành về xe cũ.
2/Xác định nguồn gốc
Trong mọi tình huống, tốt hơn hết là bạn nên mua xe chính chủ. Hãy yêu cầu chủ xe cho xem giấy đăng ký, hóa đơn mua xe gốc và chứng minh thư. Đối chiếu xem thông tin trên hóa đơn có khớp với giấy đăng ký, giấy đăng ký có khớp với chứng minh thư hay không. Trường hợp không phải xe chính chủ, bạn hãy yêu cầu người bán xe cho xem giấy mua bán có xác nhận của chính quyền địa phương.
Hãy yêu cầu chủ xe cho xem giấy đăng ký, hóa đơn mua xe gốc và chứng minh thư. Không chỉ có vậy, hãy xác định thật kỹ xem liệu giấy tờ có phải là giả. Để làm điều này, trước khi đi bạn phải quan sát kỹ một chiếc giấy đăng ký chuẩn và ghi nhớ các đặc điểm nhận dạng.
Đừng quên mang theo một mẩu giấy trắng và một chiếc bút chì để cà mã số khung và mã số máy rồi đối chiếu với giấy tờ gốc. Việc làm trên sẽ đảm bảo nguồn gốc rõ ràng của xe, đồng thời giúp bạn tránh mua phải xe trộm cắp. Ngoài ra, nó giúp bạn xác định được tuổi thọ chính xác của xe, từ đó định ra giá phù hợp.
3/ Kiểm tra xe
Tổng thể chiếc xe: Để đánh giá chính xác một chiếc xe đã qua sử dụng, cách tốt nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và được quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Một chiếc xe tốt thì khi quan sát, tất cả chi tiết, phụ tùng trên xe phải có độ mới/cũ đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường không thể có những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe.
Màu sơn xe: Hãy quan sát màu sơn xe ở những chỗ khuất, kiểm tra độ đều màu của xe. Có thể dễ dàng xác định xe có được “tút” lại hay không vì nước sơn xe là sơn công nghiệp thường không thể bị bong tróc mà chỉ mòn dần đi theo thời gian.
Động cơ xe: Ở bước này rất cần sự tinh ý và tỉ mỉ của người mua, nếu cảm thấy chưa tự tin hãy nhờ người quen hay bạn bè, những người am hiểu về xe kiểm tra giúp bạn:
- Bề mặt và những chi tiết trên động cơ không bị móp méo hay trầy xước.
- Vặn hết ga mà không thấy khói trong ống xả
- Sang số nhẹ nhàng đối với xe số; động cơ hoạt động ngay khi kéo ga đối với xe ga
- Điện, ắc quy: Nên yêu cầu người bán tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ thống điện. Một chiếc ắc quy còn tốt sẽ thể hiện ở việc khởi động xe dễ dàng, đèn xi nhan, còi hoạt động ổn định khi xe không nổ máy.
- Khi di chuyển, hãy cố ý đi trên những đoạn đường gập ghềnh nhằm kiểm tra hệ thống giảm xóc.
4/ Lái thử
Khi lái thử hãy lắng nghe tiếng xe vận hành, một chiếc xe tốt khi chạy sẽ có tiếng kêu giòn, đều, khi xóc không phát ra tiếng kêu, khi thắng không bị trượt.
>> Xem thêm: Xe máy Yamaha
Bảo dưỡng xe tay ga để sử dụng xe bền nhất
Xe tay ga dần trở thành phổ biến và đang dần thay thế các loại xe số thông thường bởi sự tiện dụng và tính thẩm mỹ của nó. Tuy nhiên khi sử dung xe tay ga không phải ai cũng biết cách để cho xe bền đẹp. Với giá xe máy cao và tình hình kinh tế hiện nay thì ít người nghĩ tới đổi xe mà người ta sẽ dùng cách bảo quản xe thế nào cho tốt mang lại nhiều quá trị hiệu quả.
Rửa xe thường xuyên: Một chiếc xe sạch sẽ, bóng bẩy tất nhiên sẽ mang lại vẻ đẹp, tự tin cho người đi xe. Với những chiếc xe bám bụi nhiều thì giá trị sẽ thấp hơn nhiều so với những chiếc xe thường xuyên được kỳ cọ sạch sẽ.
Thay dầu nhớt thường xuyên: việc thay dầu nhớt định kỳ vô cùng tốt cho xe. Tới kỳ bảo dưỡng bạn nên đi thay dầu cho xe bởi việc thay dầu nhớt sẽ giúp xe vận hành được êm ái hơn và hạn chế gây hỏng hóc các bộ phận của động cơ xe.
Không nên sử dụng chạy hết ga: Khi khởi động bạn không nên vặn tay ga ngay mà cần để vài phút sau cho máy nóng tăng áp lực dầu bôi trơn lên các chi tiết động cơ. Khi chạy hết ga dầu sẽ không đủ đáp ứng và các gờ trên bề mặt thiết bị sẽ xuyên qua màng dầu tác dộng lên các bộ phận khác gây vênh trong các bộ phận của động cơ.
Thay linh kiện khi tới hạn: Cần thay các linh kiện trên xe khi nó quá tuổi thọ như đồ điện: dây đồng quấn, bình ắc quy, vành, xăm…….
Bão dưỡng ắc quy: Ắc quy là bộ phaannj không đòi hỏi phải bảo dưỡng thường xuyên tuy nhiên bạn nên nhớ bất cứ lúc nào máy yếu hoặc lâu không chạy xe thì đó là lúc bạn cần kiểm tra ác quy. Cần bổ sug nước cất hoặc đã khử ion cho ác quy.
Kiểm tra nhông sên đĩa: Người sử dụng nên thường xuyên theo dõi, bôi nhớt để giảm ma sát giữa các chi tiết của nhông và sên đĩa, làm giảm hao mòn, không nên để sên đĩa quá căng sẽ làm cho sên mau giãn.
Kiểm tra lọc gió: sau khi sử dụng xe từ 1 tới 2 tháng nên tháo lọc gió bằng mút ra một lần, thổi sạch bụigiặt sạch phơi khô sau đó nhúng vào dầu nhờn sạch vắt cho ráo rồi lắp vào lọc gió.
>> Xem thêm: Giá xe Yamaha Grande
Tham khảo thông tin mua bán xe máy Yamaha Grande nhanh chóng, uy tín ở đâu?
>>Xem thêm:
Xe máy Yamaha Grande tiêu thụ xăng thế nào?
5 lý do xe máy Yamaha Grande được phái nữ ưa chuộng
Giá xe máy Yamaha Grande mới nhất
Có nên mua xe máy Yamaha Grande trả góp
Thủ tục sang tên đổi chủ khi mua xe máy Yamaha Grande cũ, 394, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 15/09/2016 14:11:36