Những 'thói xấu' của phụ nữ khi đi xe máy
Những 'thói xấu' của phụ nữ khi đi xe máy, 253, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 18/03/2016 14:40:11
Những "thói xấu" của phụ nữ khi đi xe máy
Đã có nhiều luận chứng khoa học cho thấy tỷ lệ phụ nữ lái xe an toàn, thành thạo cao hơn nam giới. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà chị em phụ nữ đôi khi vì quá chủ quan hoặc do thói quen “xấu” khi tham gia giao thông gây không ít phiền toái cho người khác mà còn ảnh hưởng đến phương tiện của mình. Và sau đây là những “thói xấu” của chị em phụ nữ cần lưu ý:
Những "thói xấu" của phụ nữ khi đi xe máy
- Sang đường mà “quên” bật báo rẽ
Đa số chị em phụ nữ không có thói quen bật đèn báo rẽ khi tham gia giao thông. Việc này không chỉ gây nguy hiểm cho chính mình mà còn làm ảnh hưởng đến người khác khi xe bất ngờ rẽ đột ngột mà không báo hiệu cho người đang chạy phía sau và trước. Rất nhiều những vụ tại nạn, va chạm xảy ra cũng chỉ vì thói quen xấu này.
- Gương chiếu hậu chỉ để ngắm
Rất nhiều phụ nữ thường sử dụng và xem gương chiếu hậu là cái để ngắm và tút lại nhan sắc của mình kể cả khi đang lái xe và thói quen không nhìn gương này cũng giống như không bật đèn báo rẽ trước khi chuyển làn đường, làm người đi phía sau không trở tay kịp trước khi trở thành hiểm họa.
- Luôn rà phanh khi xe đang chạy
Phụ nữ luôn có cảm giác lo sợ tai nạn giao thông khi điều khiển xe trên đường nên nảy sinh thói quen lúc nào cũng rà nhẹ phanh để tránh rủi ro. Hành động này làm phát sinh nhiệt rất lớn ở bộ phận phanh, chịu ảnh hưởng nhất là các mặt bố bị chai khiến phanh không còn bám và làm mòn bố phanh nhanh hơn.
- Khởi động máy và vận hành ngay
Thói quen thông thường của phái yếu là khởi động máy và rồ ga rồi phóng xe đi ngay.Tuy nhiên, thói quen này sẽ cực kỳ có hại tới các chi tiết và khả năng vận hành của động cơ xe. Thói quen không tốt này khá phổ biến, không chỉ ở phụ nữ mà nhiều nam giới cũng hay mắc phải. Quá trình khởi động xe là lúc các chi tiết hao mòn nhiều nhất vì lúc này bôi trơn trong hệ thống kém nhất, nên khi bật khoá và khởi động động cơ thì nên để động cơ chạy không tải khoảng 15 giây rồi mới cài số di chuyển.
- Luôn bật đèn pha xe
Đôi khi vì vô ý hay bất cẩn mà chị em bật đèn pha của xe không đúng cách, sai quy định, khiến những người đi hướng ngược lại cảm thấy khó chịu và có thể bị lóa mắt tạm thời, dẫn tới mất khả năng quan sát và đâm vào những người cũng tham gia giao thông khác.
- Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại
Lái bằng một tay không thể chắc chắn và an toàn bằng cả hai tay. Giật mình trước những tình huống bất ngờ khi các chị em phụ nữ luôn mải mê nghe điện thoại hoặc đọc tin nhắn sẽ khiến các chị em giật mình khi trở ngại phía trước và lúc đó sẽ gây tai nạn cho mình lẫn những người xung quanh là điều khó tránh khỏi.
- Sử dụng số không đúng cách
Một trong những thói xấu thường gặp nhất của phái nữ khi lái xe là không về số thấp khi dừng đỗ tạm thời, dừng đèn đỏ, hoặc điều khiển xe tốc độ thấp. Thói quen này sẽ làm phương tiện của chị em sẽ “uống” xăng nhiều hơn và động cơ phải hoạt động trong tình trạng yếu, máy ì và nhanh lão hóa hơn. Vì vậy, chị em nhớ di chuyển với đúng số tương ứng với tốc độ xe, kết hợp với đi đều ga, sẽ khiến xe của mình vừa hoạt động tốt nhất, vừa tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.
- Không quan tâm đến tình trạng xe
Do thiếu hiểu biết về kỹ thuật nên phụ nữ thường không phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của xe. Phụ nữ thường không quan tâm lắm đến phương tiện của mình nên việc xe của mình đang bị gì thì cũng chẳng khiến họ quan tâm và đợi đến lúc xe bị hỏng hóc nặng hoặc không thể chạy được nữa thì mới lật đật đem đi sửa.
Những lưu ý khi sử dụng xe phun xăng điện tử
Xe hay chết máy, đi giật cục, công suất giảm là những hiện tượng cho thấy hệ thống phun xăng điện tử có thể bị nghẹt.
Phun xăng điện tử ngày nay phổ biến trên hầu hết các dòng xe tay ga. Phun xăng điện tử sử dụng bơm áp suất cao cấp thông qua kim phun được lập trình, trộn với không khí theo tỷ lệ tối ưu trước khi vào buồng đốt. Ở cấp độ cao hơn là phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt, nhưng mới chỉ phổ biến trên ôtô.
Những lưu ý khi sử dụng xe phun xăng điện tử
Do hệ thống FI hoạt động tự động nên cần có các thông số để điều khiển kim phun đóng mở, nhiên liệu được bơm vào một cách hợp lý. Tuy nhiên do việc sử dụng xe chưa đúng cách, nên dễ xảy ra hỏng hoặc nghẹt đầu kim phun. xe-dep-bm
Nghẹt kim phun thường kéo theo các hiện tượng như dễ chết máy, động cơ hoạt động không êm ái, xe giật cục và có thể dẫn tới chết máy. Xe tăng tốc kém, tốc độ cầm chừng không ổn định.
Một trong những nguyên nhân bẩn kim phun là nhiên liệu không đạt chuẩn. Những loại xăng trôi nổi thường bị pha các thành phần dầu nặng, do đó không cháy hết, lâu ngày gây muộn bám. xe-dep-bm
Ngoài ra, hệ thống bơm không tốt, bơm yếu không đủ áp suất, bị rò rỉ cũng khiến xe gặp hiện tượng trên. Một lưu ý là khi đề nổ máy, nên đợi đèn báo bơm xăng tắt mới đề nổ. Đó là hệ thống kiểm tra bơm xăng, khi tắt có nghĩa mọi thông số bình thường, xe vào trạng thái "sẵn sàng". Nếu đề nổ ngay khi hệ thống chưa kiểm tra xong, sẽ không phát hiện được lỗi và có thể gây thêm lỗi nặng hơn.
Vệ sinh đầu kim phun bằng dung dịch chế hòa khí hoặc xăng, đầu cảm biến được làm sạch hoặc căn chỉnh lại ví trí van trượt giúp mô-tơ bước hoạt động chính xác. Chi phí sửa chữa từ 200.000 đến 400.000 đồng trong thời gian khoảng 30 phút. Trường hợp hỏng nặng thì phải thay. xe-dep-bm
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất đối với xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử, nên sử dụng xăng chất lượng tốt, ở các cây xăng uy tín hoặc quen thuộc, nên chờ đèn báo FI tắt rồi mới đề nổ, đồng thời thường xuyên bảo dưỡng xe máy theo định kỳ.
Đi xe máy thế nào để tiết kiệm xăng?
Với tình hình xăng tăng giá như hiện nay, việc đi xe máy thế nào để tiết kiệm xăng nhất đều tùy thuộc vào người sử dụng. Việc chọn xe máy phù hợp cũng là một lựa chọn hàng đầu. Theo các chuyên gia, xe số luôn tiết kiệm xăng hơn xe ga. Xe có phân khối nhỏ tiết kiệm xăng hơn xe phân khối lớn. Xe trang bị hệ thống phun xăng điện tử cũng tiêu tốn ít nhiên liệu hơn xe sử dụng chế hòa khí.
- Tránh thốc ga
Với nhiều người, theo tâm lý vì dừng chờ đèn đỏ quá lâu, sau khi chuyển đèn xanh thường thốc hết ga cho xe vọt đi. Nhưng người sử dụng không biết, càng tăng ga bao nhiêu thì càng ăn xăng bấy nhiêu. Mỗi lần thốc ga, tiêu tốn xăng gấp 4 lần bình thường. Nên tăng ga từ từ cho đến khi đạt tốc độ cần thiết và kết hợp vào số nhịp nhàng. Nhờ đó, giúp bảo vệ động cơ, hộp số và điều quan trọng là giúp tiết kiệm nhiên liệu.
- Giảm ga từ từ
Người sử dụng nên quan sát và phán đoán tình huống từ xa. Nếu phát hiện đèn đỏ hoặc ùn tắc phía trước thì nên giảm ga từ từ hoặc giảm ga sớm và để xe lăn bánh cho đến điểm cần dừng. Giảm ga từ từ sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn việc cứ vặn ga cho đến khi dùng phanh để dừng.
- Đi đúng số
Với xe số, đi chậm nên để số thấp và đi nhanh để số cao, hoặc đi số phù hợp với tốc độ tương ứng. Nếu để số thấp hơn so với tốc độ, động cơ sẽ bị gằn vì mô-men xoắn cao, do đó sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Hoặc ngược lại, nếu đi số cao hơn tốc độ thì động cơ sẽ bị đuối (hụt hơi) do không đủ lực kéo phù hợp cho xe.
- Tắt máy khi dừng xe
Việc để động cơ hoạt động khi dừng cũng sẽ tiêu hao nhiên liệu vì phải cung cấp xăng để duy trì hoạt động của động cơ. Theo khuyến cáo, người sử dụng nên tắt máy khi dừng chờ đèn đỏ trên 30 giây để tiết kiệm nhiên liệu và còn bảo vệ môi trường.
- Áp suất lốp
Áp suất lốp cũng quyết định một phần vấn đề tiết kiệm nhiên liệu. Vì lốp non làm tăng ma sát, nên động cơ phải hoạt động nhiều hơn. Việc kiểm tra lốp thường xuyên cũng là một giải pháp. Nên bơm lốp đủ áp suất đúng với tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đề ra.
- Đừng lười về số
Theo thói quen sử dụng, đặc biệt là chị em phụ nữ, dù đi nhanh hay chậm, leo dốc hay gặp chướng ngại vật đều đi xe với một số duy nhất hay lười về số. Khi xe chạy, các tình huống chịu tải lớn nhỏ khác nhau, người điều khiển cần phải điều chỉnh số sao cho phù hợp.
Những 'thói xấu' của phụ nữ khi đi xe máy, 253, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 18/03/2016 14:40:11