Sáu điều cơ bản giúp chị em “thuần phục” xe số
Sáu điều cơ bản giúp chị em “thuần phục” xe số, 266, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Uyên Vũ, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 18/03/2016 17:23:38
Sáu điều cơ bản giúp chị em “thuần phục” xe số
Nếu biết cách sử dụng xe số, những chiếc xe máy có thể đồng hành với bạn rất lâu, và giữ được trạng thái luôn mới. Xe số thường không “xuống mã” và xuống giá nhanh như xe ga nên kể cả khi muốn sang tên đổi chủ thì xe số vẫn được nhiều người mua ưu ái. Vậy chị em phải sử dụng xe số thế nào cho đúng cách và giữ được vẻ bền, đẹp của xe?
- Đừng vận hành như xe ga, quên về số khi sử dụng
Một lỗi cơ bản mà rất nhiều chị em mắc phải là không về số khi dừng đỗ tạm thời (như khi dừng đèn đỏ) hoặc điều khiển xe với tốc độ cực thấp nhưng vẫn để số cao. Với cách đi xe như trên, xe của chị em sẽ bị hao xăng nhiều hơn, và động cơ cũng bị “tổn thọ” do luôn phải gồng mình hoạt động trong tình trạng máy yếu, ì.
Chị em chỉ cần nhanh mắt để í các bảng đồng hồ công tơ mét của xe, nhà sản xuất thường chỉ định rõ ràng tốc độ hợp lý nhất. Ví dụ trong khoảng từ số 1 đến số 2, tốc độ là 20 km/h; từ số 2 đến 3, tốc độ là 20 – 40 km/h; từ số 3 đến 4 dành cho tốc độ 40 – 60 km/h…
- Chị em nên bỏ thói quen chỉ dùng một phanh
Nhiều chị em phụ nữ khi vận hành xe số thường chỉ dùng một phanh. Chị em nên nhớ rằng tất cả những chiếc xe máy khi sản xuất ra đều được trang bị 2 phanh cho 2 bánh trước sau để đảm bảo an toàn.
Thêm nữa, nhiều chị em do thói quen sử dụng tay phải nên đi xe số mà không phanh chân, chỉ dùng phanh tay. Điều này là hoàn toàn bất hợp lý.
Không thiếu những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi xe gặp trường hợp nguy cấp mà chỉ sử dụng một phanh trước/sau. Nếu chỉ sử dụng phanh trước, nguy cơ bị trượt bánh trước và ngã rất dễ xảy ra. Chướng ngại vật đối diện có thể may mắn thoát nạn nhưng bạn và chiếc xe sẽ gặp nguy hiểm vì kiểu phanh bằng “cả người và xe” này. Còn nếu sử dụng chỉ phanh sau, sẽ có nguy cơ chiếc xe bị văng, trượt và bắn ra xa. Trong cả hai trường hợp, nếu may mắn xe không bị lật, đổ thì bạn cũng mất một quãng đường phanh dài cho tới khi chiếc xe dừng hẳn lại. Cách tốt nhất phanh đồng thời cả hai phanh trước/sau theo nguyên tắc để phanh sau bám trước rồi mới bóp phanh trước.
- Đừng để công tơ mét làm đồ “trang trí”!
Bạn thấy công tơ mét chẳng có tác dụng gì, và chẳng may nó có hỏng thì cũng cứ để mặc kệ! Đó là một sai lầm khi sử dụng xe máy, không riêng xe số.
Sau một thời gian sử dụng, dây công tơ mét bị đứt gãy và rất nhiều người bỏ qua chi tiết này mà tiếp tục sử dụng xe. Thậm chí ngay cả khi còn chạy tốt, thói quen nhìn công tơ mét khi vận hành cũng là điều mà nhiều người bỏ qua. Nhiệm vụ chính của công tơ mét ngoài việc hiển thị và cảnh báo tốc độ cho người điều khiển, nó còn có chức năng thông báo ngưỡng chuyển số, tốc độ tối đa, vòng tua máy tối đa cho phép giúp người vận hành điều khiển xe được an toàn hơn.
Ngoài ra, khi đi ra đường quốc lộ hoặc đi vào những nơi có hạn chế tốc độ, nó cũng khiến chủ xe “tiết kiệm” được cả tiền…phạt và thời gian. Hơn nữa, việc tạo thói quen nhìn công tơ mét sẽ giúp bạn xác định được mức tiêu hao nhiên liệu cũng như biết được thời điểm cần thay dầu và bảo dưỡng cho xe – nên ghi lại số km đã chạy khi thay dầu.
- Đừng để mất tiền oan khi đèn tín hiệu bị cháy.
Cháy đèn tín hiệu, điều đó đồng nghĩa với việc bạn dễ dàng bị cảnh sát hỏi thăm. Và hơn nữa, việc lưu hành xe khi đèn không sáng có thể ảnh hưởng đến độ an toàn của chính chủ nhân xe.
Chỉ cần một chiếc đèn hậu bị cháy, chiếc xe của bạn sẽ gây rất nhiều nguy hiểm cho người điều khiển đằng sau bạn. Kế tiếp là khi đi xe vào ban đêm, điện năng sinh ra luôn đáp ứng đủ mọi năng lượng điện tiêu thụ trên xe. Việc cháy một bóng đèn hậu sẽ khiến đèn pha phải tiếp nhận dòng điện lớn hơn và dẫn tới việc cháy đèn pha. Hãy luôn chăm sóc cho toàn bộ hệ thống đèn tín hiệu của mình bằng cách thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn tín hiệu; thay mới khi thấy bóng đèn có hiện tượng sáng yếu hoặc cháy, hỏng. Vệ sinh các nắp chóa đèn cả bên trong và bên ngoài sẽ giúp việc phát quang luôn được đảm bảo.
- Muốn xe bền, cần chú ý thường xuyên thay lọc gió, lọc dầu theo định kỳ
Những vấn đề về kỹ thuật này có thể khó hiểu với chị em. Nhưng nói một cách đơn giản, cái gì cũng có thời hạn và hướng dẫn sử dụng riêng. Với xe máy, việc thay lọc gió, lọc dầu là điều cần thiết để đảm bảo độ bền, và để xe không bị "ngốn" xăng quá. Việc thay lọc gió, lọc dầu đúng định kỳ cũng làm cho xe chạy mượt hơn, máy không bị rề rề mỗi khi vận hành.
Nếu ví chế hòa khí như “trái tim” của động cơ thì với bầu lọc gió được ví như “lá phổi” của chiếc xe. Một lọc gió bẩn hoặc rách, hỏng sẽ không thể cung cấp chuẩn xác lượng gió cho chế hòa khí. Điều này dẫn tới việc chiếc xe sẽ tốn nhiên liệu, khó nổ và không thể đạt được công suất tối đa. Còn đối với lọc dầu, nhiệm vụ thanh lọc các tạp chất lẫn trong dầu buồng máy sẽ bị ảnh hưởng nếu như không được thay mới đúng lúc. Lọc dầu khi tắc sẽ gây ra hiện tượng thiếu dầu cho động cơ. Điều này khiến xe vận hành bị nóng hơn và dễ xảy ra hiện tượng “bó” máy.
- Thận trong khi đấu nối thêm các thiết bị điện
Khoảng 2 năm gần đây, nhiều vụ cháy xe máy liên tục xảy ra, nguyên nhân chính của sự việc là do chủ xe tự ý đấu nối các thiết bị điện từ bên ngoài vào. Các thiết bị như: còi đôi, đèn pha công suất lớn, đèn chớp, đèn màu trang trí… lắp thêm đều là nguyên nhân chính khiến bình ắc quy, đi ốt xạc, cuộn điện bị hỏng; thậm chí gây cháy xe. Nguyên nhân chính là do khi lắp đặt thêm những thiết bị, cuộn điện không sản sinh đủ công suất, dây điện bị chập cháy do quá tải hoặc bình ắc quy nhanh bị hao điện.
Chỉ cách xe ngập đến yên vẫn băng băng trên phố
Mùa mưa lũ những con đường trong thành phố thường xuyên bị ngập úng. Những cách sau đây giúp bạn có thể thoát khỏi phải dắt xe trong nước, thậm chí là vẫn cho xe chạy băng băng dù nước ngập yên xe.
Chỉ cách xe ngập đến yên vẫn băng băng trên phố
Bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố cần thiết trước khi quyết định vượt qua con đường đã ngập sâu.
- Kiểm tra kỹ xe trước khi qua đường ngập
Bơm căng lốp và đảm bảo lốp không quá mòn. Việc bơm căng lốp giúp xe cao hơn chút ít, giúp xe đi qua vùng lụt dễ dàng hơn.
Hệ thống phanh phải đang hoạt động tốt, vì khi gặp nước, phanh hoạt động sẽ kém hiệu quả hơn.
Đảm bảo không bị hở các bộ phận khiến nước rò rỉ vào máy xe, đặc biệt là ống xả (pô xe máy)
- Không vượt ngập khi động cơ xe đang quá nóng
Khi động cơ đang nóng gặp nước đột ngột sẽ rất dễ chết máy. Vì thế, nên dừng xe 1 khoảng thời gian trước khi vượt qua đoạn đường ngập để để động cơ nguội đi đáng kể.
- Nắm chắc địa hình đoạn đường
Việc nắm chắc địa hình đoạn đường bị ngập trước khi vượt qua là rất quan trọng. Bởi khi ngập, mọi vật cản, hố sâu,... sẽ ẩn bên dưới mà chúng ta không quan sát trực tiếp được. Ngoài ra, khi nước ngập, lòng đường sẽ đọng nhiều bùn đất và các vật thể lạ.
Nếu bạn nắm rõ địa hình, tránh các ổ gà, hố sâu, rãnh nước hay các vật cản thì sẽ tránh được các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra khi vượt qua.
- Cách băng qua đường ngập sâu mà không bị chết máy
Cần đi chậm, xe số đi ở số 2 hoặc 3. Với xe ga thì bóp ga nhẹ.
Giữ tay ga chắc chắn, đều tay. Tuyệt đối không dừng hoặc giảm ga.
Xe máy, vượt đường ngập, mưa lũ, chết máy, ống xả
Phần ống xả nối dài trên để tránh nước tràn vào pô xe.
Gắn thêm ống nhựa thật chặt vào ống xả xe máy, đoạn ống dài vắt lên phần yên cao nhất của xe để ống xả không bị nước tràn vào khi xe vượt qua những chỗ nước ngập pô xe.
Nên đi theo đường thẳng, tránh việc lạng lách làm dòng nước xô đẩy có thể khiến đổ xe.
Đặc biệt, chúng ta có thể quan sát thấy phần ống nhựa nối dài hỗ trợ ống xả khiến nước không thể tràn vào pô xe:
- Không nên mạo hiểm
Trong trường hợp không đủ các điều kiện cần thiết, bạn không nên mạo hiểm vượt qua đường ngập.
Ắc-quy xe máy hỏng, tại sao?
Nếu ắc quy bị trục trặc, nó sẽ không cung cấp được đủ dòng điện cho các thiết bị dùng điện, đặc biệt là không khởi động được xe.
Ắc-quy xe máy hỏng, tại sao?
Ắc-quy là một thiết bị điện cần thiết trên một chiếc xe. Nó có khả năng tích trữ năng lượng điện dưới dạng hóa năng và phóng điện để cung cấp cho các thiết bị điện sử dụng điện trên xe (còi, xi-nhan, đèn phanh, CDI-DC,…) dưới dạng điện năng. Nguyên lý hoạt động của ắc-quy là ứng dụng hiệu ứng hóa học của dòng điện. Trong quá trình xe hoạt động, ắc-quy sẽ tích và phóng điện liên tục. Hiện nay, đối với xe máy thường sử dụng phổ biến hai loại ắc-quy: ắc-quy nước (ắc-quy với bản cực chì và dùng dung dịch axit sunfuric loãng) và ắc-quy khô (ắc-quy kín khí), mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Ắc-quy nước có tuổi thọ khoảng 2-3 năm, ắc-quy khô có tuổi thọ từ 3-4 năm hoặc lâu hơn tùy vào điều kiện sử dụng. Và khi nó ngừng hoạt động, thường không có bất kỳ dấu hiệu gì xảy ra trước - xe của bạn sẽ không thể nổ máy được. Do đó cần hiểu rõ tính năng và cách bảo dưỡng để ắc-quy luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất, cũng như có thể sử dụng ắc-quy được lâu dài.
Các triệu chứng liên quan đến hư hỏng ắc-quy
Đương nhiên, dấu hiệu đơn giản nhất để phát hiện một chiếc ắc-quy đã “chết” là bạn không thể đề nổ máy xe được nữa. Đối với xe số khi thực hiện nhấn nút đề (khởi động xe) mà đèn báo N (báo số 0) bị tối hoặc tắt hẳn, khi nhấn nút còi mà kêu rất nhỏ hoặc phanh và xi-nhan đèn sáng yếu thì yếu tố đầu tiên nghĩ đến là hư hỏng ở ắc-quy. Đối với xe tay ga khi ấn nút khởi động thì đèn báo lỗi động cơ sẽ nhấp nháy liên tục là một trong những dấu hiệu thể hiện ắc-quy bị yếu. Trường hợp thứ hai là hiện tượng vẫn sử dụng còi và đèn phanh, đèn xi-nhan được nhưng khi đề lại không nổ máy, là do ắc-quy bị rụng cực chì dẫn tới hiện tượng thông mạch. Tuy nhiên, do ắc-quy nối liền với một hệ thống điện trên xe nên việc hư hỏng ắc-quy có thể chứng tỏ những bộ phận khác cũng đang có vấn đề.
Cách tốt nhất để kiểm tra ắc-quy là sử dụng các máy tại xưởng sửa chữa, tuy nhiên, người dùng xe máy vẫn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu để nhận biết ắc-quy sắp hỏng. Đầu tiên là nếu ắc-quy của bạn đã được 2-3 năm thì hãy chuẩn bị tinh thần thay thế bất cứ lúc nào. Thứ hai là khi nhìn vào bình nếu bị phồng rộp hoặc có các vết rỉ bẩn ra ngoài chứng tỏ ắc-quy đang có vấn đề. Thứ ba là bạn hãy thử ngửi xem bình ắc-quy có mùi cháy khét hay không, nếu có hãy thay thế sớm nhất có thể.
Những nguyên nhân gây hư hỏng ắc-quy
Là một bộ phận tích trữ để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị trên xe, vì thế ắc-quy nằm trong một hệ thống điện khác phức tạp. Có nhiều hư hỏng từ các bộ phận khác dẫn tới độ bền của ắc-quy. Ổn áp sạc không đúng chuẩn hoặc không còn tác dụng điều tiết dòng điện vào ắc-quy có thể gây nên quá tải và làm phồng rộp dẫn tới ắc-quy mất tác dụng tích điện. Cuộn điện bị hư hỏng hay chập cháy hoặc rơ-le đề (nghe tiếng tách tách liên tục khi ấn đề) hỏng cũng là nguyên nhân dẫn giảm tuổi thọ của ắc-quy. Mô-tơ của bộ khởi động bị mòn chổi than, do ngắn mạch hoặc hở mạch bên trong lõi hoặc cuộn dây làm tăng lực cản dẫn tới việc ắc-quy quá tải gây hư hỏng.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì việc hư hỏng hoặc giảm tuổi thọ của ắc-quy còn đến từ các hỏng hóc của hệ thống dây dẫn và các nguồn tiêu thụ như bóng đèn, còi,... Một số trường hợp các dây dẫn bị chuột cắn dẫn tới bị đoản mạch hoặc việc chế thêm đèn xe-non, còi công suất lớn (mà không có thêm hệ thống cân bằng công suất) cũng gây nên hiện tượng quá tải cho ắc-quy. Hay như việc để xe quá lâu trong ga-ra mà không sử dụng cũng làm ắc-quy hết điện. Ở các xe sử dụng ắc-quy nước còn có hiện tượng rò rỉ a-xít gây hiện tượng ăn mòn điện cực hoặc đường thông hơi bị bít kín cũng có thể gây hại cho ắc-quy.
Khắc phục sửa chữa
Việc đầu tiên là bạn phải xác định chính xác nguyên nhân gây hỏng hóc ắc-quy là do đâu rồi mới có phương án khắc phục. Có một cách đơn giản để kiểm tra ắc-quy còn tốt hay không là sử dụng một chiếc ắc-quy khác lắp vào thay thế, nếu xe hoạt động bình thường thì do ắc-quy cũ đã hỏng. Nếu lắp ắc-quy mới vào mà vẫn không khởi động được thì cần kiểm tra lại công tắc đề, máy đề, hệ thống dây diện xem có bị hỏng hóc hay bị đứt. Một số trường hợp ắc-quy vẫn còn tốt, hệ thống dây dẫn và các thiết bị hoạt động bình thường nhưng còi yếu, đề nổ không được là do bị mô-ve (tiếp xúc kém) ở hai đầu cực của ắc-quy. Lúc này cần tiến hành tháo ắc-quy ra khỏi hộp chứa, tiến hành vệ sinh sạch hai đầu cực và cần thiết thì sạc lại để đảm bảo đủ dòng điện.
Chú ý và bảo dưỡng
Việc thay thế một chiếc ắc-quy mới khá đơn giản, bạn có thể thực hiện tại nhà. Cần chú ý mua đúng ắc-quy chính hãng có chất lượng tốt, các thông số về nguồn điện, dòng điện phù hợp với xe. Đối với ắc-quy nước bạn cần chú ý lúc đổ dung dịch a-xít vào bình tránh làm vương lên da hoặc mắt (đeo găng tay và kính bảo hộ), ắc-quy khô cần chú ý ngày tháng sản xuất, chọn những chiếc có vừa mới sản xuất là tốt nhất.
Không lắp thêm các thiết bị điện khác trên xe như đèn xê-non, còi công suất lớn, đèn chớp, hệ thống chống trộm chất lượng kém,...có thể dẫn tới việc ắc-quy bị quá tải gây giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng. Không ấn còi hoặc đề khởi động quá lâu (quá 3 giây). Đối với ắc-quy nước cần kiểm tra định kỳ khoảng 1.000km/lần, nếu thấy nước trong bình thấp hơn mức cho phép cần châm thêm nước cất hoặc dung dịch a-xít cùng loại. Chú ý làm sạch vỏ bình tránh lọt các chất bẩn vào bên trong bình, vệ sinh các điện cực, có thể bôi một ít mỡ lên cọc bình để bảo vệ. Khi không sử dụng xe trong một thời gian dài cần bảo quản ắc-quy bằng cách để xe nơi khô ráo thoáng mát, trước khi cất giữ cần sạc điện no và cần nạp bổ sung mỗi tháng một lần cho ắc-quy.
Sáu điều cơ bản giúp chị em “thuần phục” xe số, 266, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Uyên Vũ, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 18/03/2016 17:23:38