Đồng khởi nghiệp chia sẻ những lưu ý đối với xe Yamaha Exciter
Đồng khởi nghiệp chia sẻ những lưu ý đối với xe Yamaha Exciter, 343, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Bich Van, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 15/09/2016 13:45:16
Thứ 1 xe côn khó nhất với người mới biết đi là vào số 1. Khi xe chạy rồi thì vào các số sau rất dễ mà ko lo chết máy. Để vào số 1 với những bạn mới tập đi thì hãy làm như sau. Theo như xe mình bóp hết côn, nhả khoảng 1/3 tay côn là ko có tác dụng gì. 2/3 còn lại nhả ra – ga vào thì xe mới bắt đầu chuyển bánh. Các bạn nên tập nghe tiếng máy.
Máy rú thì giảm ga mà máy yếu kêu ọc ọc thì tăng ga. Theo như mình nói đầu tiên bóp hết côn. Vào số 1. Nhả 1/3 tay côn. Sau đó nhả tiếp thật là chậm cũng với việc ga vào cũng cực nhẹ. Cảm nhận việc xe bắt đầu hơi di chuyển. Tiếp tục nhả côn và vào ga. Mới tập đi nên các bạn phải làm như vậy nếu ko nhả côn nhanh quá sẽ chết máy. Khi đi quen rồi thì thao tác sẽ nhanh hơn
Thứ 2 các bạn mới đi cũng khó biết cách về N khi dừng đèn đỏ hoặc dừng xe. Các bạn nên dựng chân chống giữa (ko phải chân chống bên nhé) để bánh sau ko chạm đất. Sau đó leo lên xe và tập vào số N. 1 cách để vào N rất dễ với những ai chưa quen là về số 2.
Sau đó nhấc chân ra khỏi chỗ để chân. Mũi chân hơi hướng xuống 1 chút. Giậm 1 cái (ko cần mạnh quá đâu) thì khi đó lòng bàn chân chạm vào chỗ để chân thì mũi chân cũng chỉ giẫm 1/2 số để từ 2 về N bởi mũi chân hới hướng xuống 1 chút chứ ko xuống hẳn
Thứ 3 là trường hợp mà cũng rất nhiều người chết máy khi mới tập đi. Đó là đến đoạn đường cua, hay đến đường giao nhau gặp các xe khác chúng ta phải giảm tốc độ. Nếu tốc độ xuống thấp quá mà ta ko về số nhỏ thì xe sẽ bị giựt giựt và chết máy. Để tránh việc này ta phải luôn ghi nhớ rằng tốc độ nào đi số nấy
- Với số 1 thì khoảng 0 – 15 km/h
- Với số 2 thì khoảng 10 – 25 km/h
- Với số 3 thì khoảng 15 – 35 km/h
- Với số 4 thì khoảng trên 20 – 45 km/h
- Với số 5 thì khoảng trên 40m km/h trở lên
Thứ 4 là trường hợp mà nhiều người cũng có thể chết máy. Đó là lên dốc, nhất là đèo 2, hoặc xe đang dừng ngay chân dốc hoặc giữa dốc mà dốc lại quá cao. Với dốc thấp thì mình ko nói. Chỉ cần ga mạnh chút là được. Mình sẽ nói với trường hợp dốc cao và nhất là khi đang đi 2 người nhé
TH1: đang đi và biết trước có dốc, xe đèo 2 và dốc khá cao. Giảm dần tốc độ để về số khi đi đến gần chân dốc. Với dốc càng cao thì sẽ về số càng thấp. Số 3 cũng có thể lên dốc nếu dốc vừa phải khoảng dưới 30 độ. Dốc hơi cao tốt nhất nên về số 2 khi ta đèo 2.
Số 1 thì có lẽ dốc quá cao thôi. Sau khi giảm tốc độ và về số, xe cũng vừa trôi đến chân dốc thì cũng là lúc ta bắt đầu nhả côn và ga lên. Xe bắt đầu lên dốc thì ta lại ga thêm chút nữa. Nói chung là trong lúc lên dốc ta cứ nhích dần tay ga thêm 1 chút cho máy khỏe lên để leo dốc cho tốt. Chú ý nghe tiếng máy đừng ga mạnh quá để máy quá rú. Cũng ko được ga nhẹ quá để máy kêu ọc ọc nếu ko sẽ chết máy. Nếu thấy máy yếu kêu ọc ọc phải ga mạnh hơn
TH2: Xe đang dừng và trước mặt là dốc cao (chẳng hạn nhà ai dưới dốc thì khi mún dắt xe ra khỏi nhà phải lên dốc), ko có đà xe đang đi như TH1. Ta khởi động máy như bình thường và vào số 1. Ga mạnh để xe vượt dốc. Khi bánh sau vượt qua dốc rồi mới được nhả ga. Việc này ko có gì là khó nếu con dốc dẫn ra đường chính là đường lớn.
Nếu là đường trong ngõ, nhỏ và hẹp lại ko có tầm nhìn thì cần phải lưu ý 2 điều. Thứ nhất phải cẩn thận tránh trường hợp vừa phi lên dốc ra đường thì có xe đi đến đâm vào mình. Có thể nhờ người đứng trên dốc nhìn hộ hoặc ta ra nhìn đường trước rồi mới xuống cho xe ra. Thứ 2 là bên kia đường là nhà người khác. Đây lại là đường ngõ nên nhỏ, đường chỉ rộng hơn chiều dài cái xe 1 chút.
Vì vậy để tránh trường hợp ga quá mạnh và đâm vào nhà bên kia đường trước khi vượt dốc phải chuẩn bị sẵn tinh thần bóp phanh trước (phanh bên tay ga) và bóp côn. Sau khi lên dốc sau bóp phanh, nhả ga để xe dừng. Tại sao lại là phanh trước mà ko phải phanh chân ?. Bởi xe đang dừng, ko có đà. Xe mới xuất phát nên ta phải chống 2 chân giữ thăng bằng.
Và cũng là tránh trường hợp nếu chết máy giữa chừng khi lên dốc thì chống chân kịp nếu ko sẽ ngã. Và bóp phanh trước cũng an toàn hơn bởi bánh trước sẽ dừng lại tức thì. Bóp phanh sau xe vẫn có thể bị rê đi và đâm nhẹ vào nhà người ta
TH3. Xe bị chết máy giữa dốc. Nếu đang đèo 2 thì bạn phải bảo người ngồi sau xuống xe để bạn có thể lên dốc 1 cách dễ dàng nhất. Đầu tiên bóp phanh tay để chống 2 chân. Khởi động lại máy và vào số 1. Cố gắng giữ thăng bằng xe bằng 1 chân còn chân kia giẫm chân phanh. Bỏ phanh tay để thuận tiên cho việc vặn tay ga. Bắt đầu nhả côn và ga lên như khi khởi động xe để đi.
Nhưng lưu ý là ko được nhả hết côn. Vẫn giữ 1 chút côn. Vì xe chưa đi nên nếu nhả hết côn sẽ chết máy (nghe tiếng máy ọc ọc là bít). Vặn tay ga lớn hơn so với bt để xe rú lên. Cùng lúc đó nhả chân phanh từ từ để xem xe vọt lên được chưa. Tránh nhả chân phanh nhanh để nếu sẽ chưa đủ độ vọt dốc thì xe sẽ bị trôi ngược
Thứ 5 là 1 điều cũng khá quan trọng. Đó là khi nào cần dùng côn và khi nào ko cần dùng côn. Khi đi trên đường, ngoài việc côn dùng để vào số thì trước khi dừng đèn đỏ hay dừng xe…thì ta có thể cắt côn (âm côn) để xe trôi tự do theo quán tính, giúp ta tiết kiệm xăng.
Ta cũng có thể âm côn khi trôi dốc nhưng tốt nhất ko nên làm vậy. Nếu làm vậy thì bạn phải bóp phanh. Tránh trường hợp xe trôi nhanh quá mà gặp chướng ngại vật ta phanh gấp sẽ bị ngã. Ta có thể nhả hết ga để xe trôi nhưng ko âm côn để xe tự phanh bằng số là được, như vậy xe sẽ trôi chậm hơn và ko cần dùng phanh
Những ưu nhược điểm của xe Yamaha Exciter
Ưu điểm
- Nổi bật hơn đời trước: 2 thắng đĩa, hộp số 5 cấp, bánh sau size to 100/70-17 (cả 2 bánh tubeless, an toàn do không bị xì ngay nếu cán phải đinh)
- Kiểu dáng thể thao, mạnh mẻ, trẻ trung, cân đối
- Mặt nạ và 2 cụm đèn demi-signal phong cách chim ưng, trông rất ngầu
- Cũng như các đời trước, xe cùng vận hành trên đường cảm nhận nó lướt nhẹ nhàng, êm, không nghe tiếng máy, chỉ nghe tiếng xích.
- Côn và số nhẹ, êm
- Bóp côn còn số vẫn đạp/đề máy được.
- Bao tay cầm tuy hơi cứng, nhiều gai nhưng chống trượt cực tốt, matxa tay tốt! Ai bị mồ hôi tay, đi mưa đường trường sẽ thấy nó lợi hại thế nào. Sau 2 năm sử dụng ko hề bị co giãn hay trơn bóng.
- Thắng đĩa sau cho cảm giác phanh rất tốt theo lực đạp.
- Xe nặng 116kg nên chạy đầm, gia tốc tốt nếu đi đúng số đúng trớn.
- Dàn chân sau nhún êm, dịu, lướt tốt khi đi 1.
- Vỏ sau to bám đường tốt, cộng thêm phuộc sau mono shock nên ôm cua tốc độ cao dễ dàng và an toàn.
- Gác chân cho người lái có thể xếp và đàn hồi về phía sau giúp giảm chấn khi có va chạm từ phía trước hoặc khi ôm cua sát mặt đường.
- Dè con cho bánh sau được tích hợp vào carte sên, ngăn bắn sình đất lên phuộc.
- Khả năng lội nước tốt do bugi và đít pô khá cao : ~45cm so với mặt đất.
- Cụm ổ khóa từ tân tiến khóa chỉ bằng 1 nút bấm, lỗ khóa sẽ được lock = 1 nút che màu đỏ tiện cho việc nhận biết tình trạng đã khóa hay chưa. Cái này hay và nhanh. Chìa khóa đẹp, ngầu.
- Rất tiết kiệm xăng. Mức tiêu hao xăng: đã test 3 lần xăng A95 cho kết quả trung bình 56,77km/1lít, đường nội thành SG, xe zin 100%.
Nhược điểm
- Dọng nồi, hú tuy nhiên không róc máy do đặc trưng máy đứng.
- Ga đầu có độ trễ và đáp ứng chậm ở tốc độ thấp, tốc độ cao ko bị.
- Tay ga khá nặng vì phải kéo 2 dây (thêm 1 dây của hệ thống TPS-cảm biến ga
- Hộp đựng đồ dưới yên là quá bé, chỉ để được bộ tool, catalogue và 1 áo mưa.
- Mở yên sau phải dùng chìa
- Đèn trước HS1 35/35W xài điện máy cho ánh sáng quá yếu
- Gầm và độ cao yên hơi thấp so với xe số thông thường
- Tiếng pô nghe nhỏ, thiếu bass
- Thiết kế khó khăn cho việc cân chỉnh bảo trì thông thường của người dùng như: xăng, gió, bugi…
- Yên xe hơi nhỏ, người ngồi sau khá ê mông khi đi xa. Da yên màu mè, dễ bẩn và bay màu
- Xe bắn sình nhiều hơn các xe số khác.
- Xích theo xe mau chùn, phải tăng mỗi 500-700km
- Xích hơi chùn là đánh vào gấp lạch cạch vì xích quá dài, xích trên tỳ hẳn vào
- Xuống ổ gà sâu, leo lề-gờ cao hoặc bóp mạnh thắng trước, cổ xe phát ra tiếng kêu "cụp
- Phuộc trước yếu, dễ hết hành trình, kêu sau 4-5000km. Chén cổ cũng lỏng-kêu tương
- Phuộc sau nhún mềm sau roda
- Chảng ba, ty phuộc, càng đạp thắng rất dễ bị biến dạng khi có va chạm mạnh từ phía trước.
- Vỏ sau dễ bị phù ở ~10.000km nếu hay bơm hơi quá mức chuẩn + thường đi trời nắng.
- Đạp mạnh thắng sau lết bánh dễ gây sàn đít
- Xe bị sàng đít sang trái khi qua các gờ giảm tốc ở >40km/h
Mua bán xe Yamaha Exciter ở đâu?
Tham khảo và chia sẻ thông tin mua bán xe Yamaha Exciter trên chuyên trang MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Giá xe Exciter
Đồng khởi nghiệp chia sẻ những lưu ý đối với xe Yamaha Exciter, 343, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Bich Van, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 15/09/2016 13:45:16