Cẩm nang chọn mua xe máy cũ
Cẩm nang chọn mua xe máy cũ, 244, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 18/03/2016 11:08:00
Để biết cách chọn mua xe máy cũ, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới nhé.
Cẩm nang chọn mua xe máy cũ
Để đáp ứng nhu cầu đi lại nhưng lại không có nhiều tiền cho việc mua xe, nhiều người đã chọn giải pháp mua xe cũ để tiện cho việc đi lại của mình. Chính vì thế, thị trường xe cũ cũng khá sôi động tại Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi sẽ mách bạn một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ khi chọn mua xe máy cũ.
1/Trước khi mua xe
Ngay khi có ý tưởng về việc mua xe, bạn nên tìm hiểu trước về giá theo mặt bằng chung của thị trường xe, đặc biệt là dòng xe bạn đang quan tâm. Việc tìm hiểu này không hề khó, chỉ cần tìm kiếm trên Google, sử dụng các bộ lọc theo thời gian gần nhất, bạn sẽ nhận được nhiều thông tin tham khảo hữu ích.
Cẩm nang chọn mua xe máy cũ
Trong quá trình tìm hiểu bạn sẽ nhận thấy mặt hàng này có đủ loại giá cả từ đắt đến rẻ nhất, nhưng lời khuyên cho bạn là không nên chọn những chiếc xe cũ mà có giá rẻ quá mức so với tầm giá chung bởi rất có thể đó là một chiếc xe đã quá tàn tạ, hoặc đã qua sửa sang, thay đổi rất nhiều hoặc có lý do nào đó.
Sau khi đã chọn được chiếc xe như ý, tốt nhất bạn nên nhờ một người quen có nhiều kinh nghiệm về xe để cùng đi xem xe với mình. Qua con mắt của những người trong nghề, họ sẽ dễ dàng phát hiện được những điểm yếu và hạn chế của chiếc xe mà bình thường bạn không thể thấy được. Ngoài ra bạn cũng nên mang theo một chiếc đen pin nhỏ, trong trường hợp cần thiết có thể dùng để soi kiểm tra động cơ và một số bộ phận quan trọng khó nhìn.
2/Các bước chọn mua xe máy cũ
Bước 1: Quan sát bên ngoài xe
Để quan sát dễ dàng và đánh giá chính xác tổng thể của một chiếc xe cũ, chiếc xe đó cần phải được rửa sạch và đặt dưới ánh sáng ban ngày. Hãy quan sát trên xe xem có vết trầy xước hay rỉ sét nào hay không? Nếu có, rất có thể chiếc xe đã gặp phải những va chạm hoặc tai nạn trước đó. Theo ý kiến của nhiều người, một chiếc xe cũ còn tốt thì cần đáp ứng tiêu chí “đều xe”, tức là các bộ phận, chi tiết trên xe phải có độ cũ/ mới đồng đều nhau. Hãy cẩn thận với những vết rỉ sét, điều đó cho thấy có thể chiếc xe không được bảo trì bảo dưỡng đúng cách, và cũng rất có thể vẫn còn nhiều vết rỉ sét khác mà bạn chưa phát hiện ra đâu.
Sơn xe : Để quan sát màu sơn của xe, bãn hãy nhìn nghiêng theo chiều của thân xe, những vị trí đã được sơn lại sẽ dễ dàng phát hiện ra. Bởi lẽ nước sơn nguyên bản của xe thường không dễ bị bong trong mà chỉ mòn dần đi, còn những khu vực khi đã được sơn lại độ bóng bị giảm đi rất nhiều.
Tiếp theo hãy chú ý đến đầu xe, quan sát xem gắp trước, ghi đông, tay phanh, gương xe có thẳng hay bị lệch chỗ nào hay không. Bạn cũng chú ý tương tự đối với phần đuôi xe, để đảm bảo các bộ phận của xe không bị rơ.
Giấy tờ xe: Một chiếc xe để có thể lưu hành thì không thể thiếu giấy tờ. Bạn cần đối chiếu xem kỹ giấy đăng ký của xe xem có trùng khớp với biển kiểm soát không. Kiểm tra số khung, số máy. Mặc dù những dãy số này nằm ở vị trí khá khó để quan sát nhưng tốt nhất bạn vẫn nên kiểm tra lại vì chỉ cần một chi tiết sai lệch cũng có thể gây cho bạn rất nhiều phiền toái.
Bước 2 : Kiểm tra động cơ của xe
Sau khi đã kiểm tra bên ngoài, bạn cần kiểm tra đến động cơ của xe – bộ phận quan trọng nhất và cũng khó kiểm tra nhất của một chiếc xe. Nếu động cơ có những đặc điểm dưới đây thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm:
- Nhìn bên ngoài ốc vít và bề mặt động cơ không bị trầy xước, móp méo.
- Động cơ khởi động dễ dàng, tiếng nổ đều và ổn định (khi để garanti). Nếu động cơ gặp trục trặc một chi tiết nào bên trong đều sẽ gây ra những tiếng động lạ khi vận hành.
- Không có khói mù mịt ở ống xả khi vặn hết.
- Khi chạy xe, sang số nhẹ nhàng với xe số và không bị trễ khi kéo ga đối với xe tay ga.
- Kiểm tra dầu máy (nếu cần thiết kiểm tra luôn dầu phanh, dầu hộp số), dầu của xe không được quá ít đồng thời không được có váng ánh kim loại trong dầu.
Bước 3 : Kiểm tra các bộ phận khác như: lốp, phanh, giảm xóc, điện
Lốp xe cũng là một bộ phận mà có thể nói cho bạn biết tình trạng của chiếc xe, bạn hãy kiểm tra xem đó có phải là bộ lốp chuẩn của xe hay đã được thay mới? Nhìn vào phần bị mài mòn trên bề mặt lốp, nếu thấy lốp bị mòn chủ yếu ở giữa thì chiếc xe chạy chủ yếu chạy theo lộ trình thẳng, bằng phẳng. Nếu phần rìa mép của lốp bị mòn nhiều hơn tức chiếc xe thường chạy ở địa hình cua, quẹo nhiều…bạn thử hỏi chủ xe về tình trạng đường xá chiếc xe thường chạy để xem có khớp với tình trạng lốp xe bạn vừa thấy hay không.
Phanh: Sau khi xem xét lốp xe, bạn hãy kiểm tra luôn má phanh và đĩa phanh về tình trạng hao mòn, điều đó cũng cho thấy tình trạng của xe, hãy thử bóp phanh xem có còn độ bám hay không.
Điện, ắc quy : Nên yêu cầu người bán tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ thống điện, ắc quy, IC, đi-ốt nạp. Một chiếc ắc-qui còn tốt thể hiện ở việc khởi động xe dễ dàng, đèn xi-nhan/còi hoạt động ổn định khi xe không nổ máy.
Giảm xóc: Một giảm xóc trước còn tốt là khi có độ nhún sâu, êm ái, ống nhún có bề mặt sáng bóng không có vệt dầu loang, để kiểm tra bạn bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh, nếu có tiếng lục cục tức là giảm xóc đã bị kém hoặc bị chảy dầu.
Với giảm xóc sau, có thể kiểm tra bằng cách tải nặng (2 – 3 người) nếu không có tiếng kêu lạ, xe cân bằng, êm ái chứng tỏ chất lượng còn tốt.
3/Cuối cùng, chính là cảm giác của bạn
Quan sát, kiểm tra nhưng cuối cùng khi đã ngồi lên và lái thử, những cảm giác lái mâng lại sẽ cho bạn biết câu trả lời có nên mua chiếc xe cũ này hay không? Một chiếc xe cũ còn tốt cần phải mang đến cảm giác êm ái và đặc biệt là an toàn khi vận hành. Khi đi qua những đoạn đường xấu không có những tiếng kêu lạ, chạy ổn định khi tải nặng. Cuối cùng một mẹo nhỏ mách bạn là nên thử lái ở địa hình thật thẳng, phẳng để đánh giá độ cân bằng, chiếc xe đã bị tai nạn hay có lỗi kỹ thuật thường không thể có được độ cân chuẩn.
Mách chị em cách chăm sóc chiếc xe tay ga
Với quan điểm xe ga thường xuống mã nhanh hơn xe số, nhiều người cho rằng thật khó để giữ mới cho loại xe này. Tuy nhiên, với vài mẹo nhỏ dưới đây, chị em có thể yên tâm sử dụng.
- Đừng chần chừ với việc dán keo xe
Nhiều chị em lo ngại việc dán keo xe, đến lúc bóc ra sẽ làm bong tróc cả mảng sơn của xe. Thực tế không phải như vậy. Những cửa hàng lớn sẽ có loại keo dán phù hợp, đảm bảo không làm hỏng sơn xe của bạn.
Mách chị em cách chăm sóc chiếc xe tay ga
Vì thế, ngay khi vừa mua xe máy, điều đầu tiên chị em nên làm là đi dán keo xe. Mẹo vặt ở đây là bạn nên chọn những cửa hàng dán keo uy tín (trên đường Trần Quang Khải hay phố Huế - nếu bạn ở Hà Nội), giá cả có thể hơi cao một chút nhưng bạn đã có thể bỏ ra vài chục triệu để mua xe thì không lý do gì bạn lại tiếc vài trăm nghìn để dán keo.
Ưu điểm của dán keo xe là sẽ bảo vệ cho lớp sơn zin của xe bạn khỏi những vết trầy. Sau 1-2 năm, khi lớp keo đã mờ và trầy nhiều, bạn có thể thay thế bằng một lớp keo mới. Bảo đảm xe của bạn sẽ y như mới mua.
- Thường xuyên rửa xe sạch sẽ
Tùy vào điều kiện thời tiết cũng như hoàn cảnh sử dụng mà bạn có thể rửa xe 1-2 lần/tuần hay 2 tuần/lần. Việc rửa xe không chỉ giúp cho bạn đồng hành của chúng ta trông sạch sẽ, sáng sủa hơn, mà còn giúp hạn chế được những tác nhân ăn mòn kim loại, gây rỉ sét cho xe như sình, bùn, cát, đất bám vào.
Một điều thật tế nhị khác, nếu chị em mặc trang phục đẹp, xức nước hoa thơm phức, nhưng ra đường với một chiếc xe bẩn thì thật kỳ cục phải không nào?
- Chú trọng khâu bảo hành, bảo trì
Thông thường, khi mua xe máy, các hãng đều có chế độ bảo hành, bảo trì định kỳ vài tháng một lần, kéo dài trong 2 năm. Chị em nên thường xuyên đi bảo hành, bảo trì xe đúng hẹn. Việc này nên duy trì ngay cả khi xe bạn hết bảo trì miễn phí.
Ưu điểm của việc này là sẽ giúp bạn phát hiện ra một cách sớm nhất những lỗi máy móc trong quá trình sử dụng, hạn chế tối đa việc chết máy, tuột sên… Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay nhớt (định kỳ 2.000 km), kiểm tra và thay dầu phanh (nếu là xe tay ga) để máy móc được trơn tru.
- Hãy chạy xe đúng cách
Để xe bền, máy móc lâu xuống, chị em cần nhớ vài bài học nằm lòng sau: Sáng ra, trước khi đề máy, bạn phải bật máy lên trước khoảng 30 giây. Không nên tăng hay giảm ga đột ngột, bóp thắng thì phải nhả ga. Chị em cũng không nên lạm dụng phanh trước, vì dễ ngã đột ngột.
Tốc độ chuẩn nhất, vừa tiết kiệm xăng vừa tốt cho máy là 40 km/h. Vì thế khi đi trên những đoạn đường trống, bạn nên giữ tốc độ này để an toàn và tốt cho máy xe. Một mẹo nhỏ khác là hãy chờ đèn FI tắt (đèn này thường có màu xanh/vàng) hãy bắt đầu khởi động xe, để xe nạp đủ nhiên liệu lên hệ thống.
Nếu vào mùa mưa, hãy hạn chế tối đa việc cho xe ga lội nước. Tình huống bất đắc dĩ, sau khi cho xe lội nước xong, chị em nên đi kiểm tra, bảo dưỡng ngay. Ngoài những bí kíp trên, việc vệ sinh phao xăng và lựa chọn loại dầu phù hợp với từng dòng xe ga cũng là điều mà phái đẹp cần chú ý khi sử dụng dòng xe này.
Chăm sóc sơn xe máy bóng đẹp
Chịu khó rửa xe là một trong những cách để chăm sóc tốt nhất cho lớp sơn xe máy. Không cần thiết phải rửa liên tục nhưng cũng nên rửa khoảng 2 lần/tuần, đặc biệt sau khi đi mưa, đường bẩn
- Chăm rửa xe
Chủ xe có thể tự rửa tại nhà hoặc đem đến các cửa hàng. Tuy nhiên, nếu chọn rửa tại nhà, cần lưu ý không rửa lúc động cơ còn nóng. Hơi nóng của động cơ sẽ làm xà phòng dễ bám vào xe, hỏng lớp sơn. Nên sử dụng vải mềm, sạch để “tắm rửa” cho xe.
Khi rửa xe máy, cần sử dụng xà phòng chuyên dụng. Trong trường hợp không có, có thể dùng xà phòng thường pha loãng. Tránh dùng nước rửa chén hay hóa chất tẩy rửa vì chúng rất dễ ăn mòn lớp sơn xe.
Không nên chờ cho xe thật bẩn mới rửa bởi lúc đó, các vết bẩn đã có thời gian để bám chắc vào lớp sơn, rất khó làm sạch.
Sau khi rửa, cần phải làm khô ngay bởi nếu để lâu, lớp sơn sẽ bị hư hại do kim loại bắt đầu phản ứng với nước.
- Đánh bóng xe
Rửa xe có thể “đánh tan” bụi bẩn, nhưng đánh bóng sẽ bảo vệ tốt hơn và tăng độ sáng bóng cho lớp sơn. Hơn nữa, với một lớp phủ bóng tốt, bụi bẩn khó có cơ hội bám chắc vào thân xe, đồng thời giúp cho quá trình rửa xe trở nên dễ dàng hơn.
Bạn có thể mang xe đến tiệm hoặc “tự xử” tại nhà với tần suất khoảng 6 tháng/lần.
- Tránh ánh nắng trực tiếp
Nên tránh tối đa để xe máy dưới ánh nắng trực tiếp bởi lớp sơn xe rất nhanh bị “lão hóa”. Thay vào đó, hãy chọn những nơi thoáng mát, có bóng râm. Trong trường hợp bắt buộc phải để xe ngoài trời nắng, có thể dùng một tấm bạt chuyên dụng.
- Bảo vệ khỏi các vết trầy xước
Có thể bọc kín xe khi không sử dụng để bảo vệ khỏi các vết trầy xước và bụi bẩn. Hoặc nếu không, cũng nên chọn một garage để xe “chất lượng tốt”.
- Dán giấy nilon
Đây là biện pháp phổ biến mà nhiều người thường áp dụng ngay khi mới mua xe. Dán nilon không những bảo vệ xe khỏi những vết trầy x
ước nhẹ mà còn làm bóng thêm bề mặt sơn.
Cẩm nang chọn mua xe máy cũ, 244, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 18/03/2016 11:08:00