Kinh nghiệm đi xe máy lên dốc và xuống dốc
Kinh nghiệm đi xe máy lên dốc và xuống dốc, 240, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Uyên Vũ, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 18/03/2016 10:29:24
Kinh nghiệm đi xe máy lên dốc và xuống dốc
Đi xe máy lên dốc
Khi bạn điều khiển xe máy lên một con dốc không quá cao, bạn có thể tăng tốc vừa phải, tạo đà để vượt qua dốc. Song, đối với những con dốc đứng, có độ dốc lớn, bạn nhất định phải trả số về số thấp theo tốc độ bạn nghĩ có thể đưa bạn lên đến đỉnh dốc. Cố gắng tránh việc chuyển đổi số giữa dốc. Nếu tốc độ ban đầu giảm giữa chừng, về số trước khi xe có bất cứ dấu hiệu chết máy nào.
Bạn nên phán đoán để trả số về cấp thích hợp. Một vài lần kinh nghiệm lên dốc sẽ hướng dẫn cho bạn làm tốt điều này. Khi bạn lên gần tới đỉnh dốc, hãy giảm tay ga, giữ nguyên số và buông trôi qua đỉnh dốc. Chủ động về số nhanh khi gặp các phương tiện khác đi ngược chiều ở thời điểm bạn lên tới gần đỉnh dốc, vì như vậy, bạn sẽ không bị đuối đà, dẫn đến chết máy.
Đi xe máy xuống dốc
Đối với dốc vừa, hãy trả tay ga về, sử dụng hơi nén giảm của động cơ để giảm tốc độ. Phanh trước và sau chỉ sử dụng để hỗ trợ trong trường hợp thật cần thiết.
Đối với dốc đứng, trả về số thấp nhất khi bắt đầu xuống dốc. Điều này sẽ làm cho phanh động cơ có hiệu quả hơn.
Nếu đường dốc giống nhau cả lên lẫn xuống hay nếu bạn lái xuống dốc bằng lúc bạn lái lên, hãy sử dụng đúng với số mà bạn đã sử dụng khi lên.
Cách tốt nhất là không nên chuyển số giữa dốc. Tuy nhiên, khi thật cần thiết, hãy trả số về cấp thấp hơn trước khi xe bạn tăng tốc quá nhanh.
Những yếu tố làm xe chạy hao xăng
Chiếc xe bạn mới mua về, thời gian đầu khi máy móc còn tốt còn mới thì 1 lít xăng đi được 50 km, nhưng sau một thời gian ngắn, tự nhiên xe bị hao xăng đi thấy rõ, thậm chí chỉ còn 35-40 km/lít xăng. Nếu đem so 40km/lít xăng so với con số 50 thì xe của chúng ta đã hao hơn 20% so với ban đầu, thậm chí lên tới 30% khi xe chỉ còn đi được 35km/lít xăng. Vậy thì những yếu tố nào có thể khiến chiếc xe của bạn bị hao xăng hơn? Nội dung bài viết này chỉ điểm qua những yếu tố khách quan, không bàn sâu về kỹ thuật, cách lái xe, máy móc… Những nội dung chuyên sâu hơn sẽ được anh em biker chia sẻ trong những bài viết khác.
Những yếu tố làm xe chạy hao xăng
Áp suất lốp xe
Đầu tiên có thể kể tới là lốp xe (bánh xe). Bánh xe quá căng sẽ cho cảm giác xe chạy nhẹ hơn, nhưng lại làm xe bị dằn xóc hơn, ngược lại khi bánh xe mềm hơn tiêu chuẩn sẽ làm tăng ma sát với mặt đường, xe bị ù lì hơn, hậu quả là hao xăng hơn.
Mỗi dòng xe, mẫu xe đều có khuyến cáo cụ thể của nhà sản xuất về áp suất lốp. Ví dụ với xe Sh mode của Honda thì áp suất lốp chuẩn cho bánh trước là 1,75kg/cm2 và 2kg/cm2 cho bánh sau, áp dụng cho trường hợp xe chạy 1 người. Nếu chạy 2 người thì áp suất bánh sau sẽ là 2,5kg/cm2, bánh trước vẫn là 1,75kg/cm2.
Nhớt
Rất nhiều người chạy xe mà quên thay nhớt, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Nhớt có tác dụng là bôi trơn, giảm mài mòn, làm mát và bảo vệ tuổi thọ cho động cơ. Khi chạy càng lâu ngày, chất lượng của nhớt càng giảm, độ trơn, khả năng giảm mài mòn, khả năng tản nhiệt cho động cơ càng giảm, từ đó có thể làm máy xe nóng hơn, yếu hơn, giảm công suất, dẫn tới hao xăng hơn.
Có 2 điều anh em cần lưu ý về nhớt:
Thông số nhớt: Nhà sản xuất xe có qui định cụ thể về nhớt dành cho chiếc xe của chúng ta, thí dụ xe wave là sử dụng nhớt 10W-30, trong đó số 30 là chỉ độ đặc/lỏng của nhớt, số càng cao nhớt càng đặc và nếu càng nhỏ thì nhớt càng lỏng. Nếu chúng ta thay nhớt 10W-40 có thể làm máy xe bị ỳ hơn, cũng là một nguyên nhân có thể gây hao xăng. Do đó cần tham khảo các thông số nhớt được nhà sản xuất công bố. Ngoài ra chúng ta cũng cần lưu ý đổ đúng dung tích nhớt, xe nào nhớt 800ml thì chỉ đổ 800ml, không đổ ít hơn hoặc nhiều hơn.
Thời hạn sử dụng nhớt: Thông thường một bình nhớt chạy được 1000-1500km mới cần thay mới. Có những loại nhớt tốt hơn, giá mắc tiền hơn có thể chạy được tới 3000km thậm chí 4000km mới cần thay. Thông tin này anh em có thể tham khảo từ người bán nhớt.
Nước làm mát động cơ
Xe máy có 2 kiểu làm mát động cơ phổ biến là Làm mát bằng gió cưỡng bức và Làm mát bằng dung lịch (liquid cooler). Đối với xe làm mát bằng dung dịch, chúng ta cần lưu ý châm nước làm mát (coolant) để hộc nước không bị thiếu. Súc rửa và thay mới nước làm mát mỗi 2 năm/lần.
Lọc gió
Xe nào cũng có lọc gió, nó là bộ phận giúp lọc sạch không khí trước khi đưa vô bộ trộn hỗn hợp Xăng + Không khí. Lọc gió tốt sẽ giúp tỉ lệ xăng + gió chuẩn, ngược lại nếu lọc gió bị rách, bị dơ có thể làm sai tỉ lệ này. Chúng ta giả dụ là tỉ lệ giữa xăng và gió được canh chỉnh thành 50/50, trong trường hợp lọc gió bị dơ (đóng nhiều bụi), khiến gió vô ít hơn, chỉ còn 20-30%, điều này khiến xe phải đưa thêm xăng vô buồng đốt để đảm bảo hỗn hợp cháy tốt hơn.
Các bạn cứ tưởng tượng giống như tình trạng chúng ta bị nghẹt mũi, lúc này việc thở bằng miệng sẽ làm cổ họng bị khô nhanh hơn, khiến chúng ta uống nước nhiều hơn để giữ ẩm cho họng.
Cùm tay ga, dây ga
Chắc có nhiều bạn sẽ ngạc nhiên khi mình liệt kê cùm tay ga, dây ga vô các nguyên nhân có thể làm xe hao xăng. Nói nôm na là như vầy, khi chạy xe thì chúng ta buộc phải kéo tay ga (một số người gọi là “vê ga”), đối với xe có tay ga nhẹ, trơn tru thì giả dụ lúc tăng tốc, chúng ta chỉ cần nhích nhẹ một khoản khoảng 1mm, nhưng với cùm ga bị rít, có thể ta phải nhích tới 3-4mm, rồi sau đó lập tức nhả ga ra lại. Việc này gần giống với động tác nhồi ga (nhưng về qui mô thì nhỏ hơn nhiều), tức là thay đổi tốc độ xe nhiều hơn mong muốn, làm sản sinh công hao phí, cũng có nghĩa là xe sẽ bị hao xăng hơn.
Xăng
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến xe bị hao xăng cũng chính là xăng, cụ thể là chất lượng của xăng. Để đảm bảo an toàn, các bạn nên chọn đổ xăng ở những cây xăng uy tín, như mình thì hay chọn đổ xăng ở các cây của Petrolimex và Saigon Petro; hạn chế đổ xăng lẻ, xăng lề đường vì có thể bị pha xăng có số octane kém (xăng A92 pha thêm A83) hoặc pha nước. Ngoài ra cũng nên để ý khi đổ xăng để không bị đổ thiếu, chẳng hạn nếu đổ 50k mà bị bơm thiếu 10k thì rõ ràng là chúng ta đã bị hao hụt mất tới 20%.
Bugi
Bugi là bộ phận đánh lửa để kích nổ hỗn hợp cháy trong buồng đốt, vì nó phải làm việc liên tục trong suốt quá trình xe chạy, nên bugi cần được bảo dưỡng thường xuyên, điển hình là vệ sinh đầu đánh lửa, canh độ hở… Bugi cũ, bám nhiều muội sẽ cho hiệu quả đánh lửa kém, một nguyên nhân khiến xe bị mất công suất, tăng tốc không “ngọt” và cũng có thể làm xe bị hao xăng.
Thông thường thì bugi nên thay mới sau khoảng 10.000 km/lần (tương đương với 1 lần/năm), giá của bugi cũng không mắc, ví dụ bugi hiệu NGK Platium cho xe tay ga 125cc có giá 130k/cái, tương đương với chi phí chỉ 350 đồng/ngày, với xe Dream, Wave thì bugi còn rẻ hơn nữa, chỉ khoảng 45-50k/cái mà thôi.
Cách chạy roda xe máy đúng cách
Roda (hay rodai, rốt-đa) xe máy là hình thức chạy rà xe cho xe máy mới mua nhằm giúp xe hoạt động bền bĩ và mạnh mẽ trong suốt quá trình sử dụng sau này. Đối với dân phượt thì chiếc xe máy là một người bạn thân thiết trong mọi hành trình của mình, vì vậy nếu bạn mới mua một chiếc xe mới và dự định dùng nó để đi phượt thì bạn sẽ phải chú ý rất nhiều đến quá trình roda xe đấy. Trong bài viết này, Quang sẽ hướng dẫn bạn cách chạy roda đúng cách để xe bạn được bền và hoạt động tốt.
Cách chạy roda xe máy đúng cách
1) Tại sao cần roda xe máy?
Trong kỹ thuật cơ khí, roda là một bước quan trọng không thể thiếu, tại sao lại như vậy? Bởi vì bất kỳ chi tiết cơ khí nào sau khi gia công xong cũng đều chưa có nhẵn mịn hoàn toàn mà bề mặt kim loại vẫn lồi lõm. Động cơ xe máy bao gồm rất nhiều chi tiết cơ khí nhỏ, do vậy khi mới sử dụng, máy sẽ chưa thể hoạt động trơn tru được ngay. Mặc dù kỹ thuật cơ khí ngày càng tiên tiến khiến cho máy móc ngày nay khớp gần như là hoàn toàn, nhưng việc roda vẫn rất cần thiết bởi roda sẽ giúp động cơ ăn khớp hoàn hảo, nhờ đó động cơ sẽ rất bền bĩ trong suốt quá trình hoạt động sau này.
2) Tôi có nghe nói đến phương pháp "roda bạo lực"....
Hãy bỏ ngay cái suy nghĩ ấy đi, nếu bạn không muốn phải bổ máy ra sau vài vạn km!
Roda hiểu nôm na là mài các chi tiết máy cho chúng khớp với nhau, do vậy bạn phải làm điều đó thật nhẹ nhàng và từ từ tăng dần mức độ mài lên. Do vậy hãy tuân theo các bước mà Quang hướng dẫn bạn dưới đây.
3) Thời gian roda
Xe bạn cần roda thật kỹ trong giai đoạn 1000km đầu tiên. Sau đó, bạn vẫn phải roda kỹ nhưng có thể ép động cơ hoạt động nặng hơn trong khoảng từ 1000-3000km để giúp tăng sức mạnh động cơ. Sau 3000km, bạn có thể chạy xe thoải mái!
4) Cách roda:
Luôn nổ máy 1 phút trước khi chạy. Trong giai đoạn roda, và nếu có thể thì trong suốt quá trình sử dụng, bạn nên cho xe nổ máy ở số N trong khoảng 1 phút khi mới khởi động để nhớt được bơm lên các chi tiết máy, điều này sẽ giúp các chi tiết máy được bôi trơn đầy đủ, giúp hạn chế hao mòn trong khi vận hành. Nếu xe không hoạt động trong 3 ngày trở lên, bạn nên đạp mồi vài cái trước khi khởi động xe, việc này sẽ giúp xe bạn khởi động dễ hơn và hoạt động bền bĩ hơn.
Tăng và giảm số đúng với từng khoảng: Số 1 tốc độ từ 0-10km/h; số 2 tốc độ từ 10-25km/h; số 3 tốc độ từ 25-40km/h; số 4 tốc độ từ 40km/h trở lên. Chẳng hạn, nếu bạn phải phanh xe lại, tốc độ giảm từ 40km/h xuống còn 25km/h thì bạn nên trả số về số 3 hoặc số 2, chứ không được để số 4 chạy tiếp, vì như vậy sẽ khiến bộ côn bị yếu đi nhanh chóng.
Chú ý tăng giảm số liên tục. Dù là chạy trên đường bằng phẳng, bạn vẫn phải chăm trả số. Hộp số của xe cũng cần roda, nó cũng hoạt động chưa trơn tru trong giai đoạn roda nên bạn cần phải "tập" cho bộ số. Khi mới nổ máy, đợi máy nóng, bạn ngồi lên xe, trả một vòng từ số 0 đến số 4, rồi từ số 4 lại trả ngược lại về số 1, sau đó mới cho xe chạy. Trong quá trình chạy, bạn cứ tăng giảm số và điều chỉnh tốc độ tương ứng với từng số. Khi chạy được tầm 5km, bạn dừng lại cho nghỉ 10 phút rồi lại nổ máy và tăng giảm số tại chỗ tầm 10 vòng số. Nếu số không nhảy, bạn đẩy xe tới lui một tí là số sẽ nhảy. Nếu gặp hiện tượng số không nhảy, bạn cứ yên tâm vì số trong thời kỳ này chưa có mòn đều nên dễ bị "kẹt số". Bạn tăng giảm số đều đặn như phương pháp này vài lần, sau 1000km bạn sẽ thấy cảm giác trả số khác hẳn!
Lên xuống ga nhẹ nhàng, không thốc ga: Việc này sẽ giúp dàn hơi và bộ côn xe bạn được bền, và cũng giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Thay nhớt đều đặn ở từng mốc: Bạn nên thay nhớt khi xe chạm các mốc 150km, 500km, 1000km, 2000km, 3000km. Quá trình roda sẽ bào mòn động cơ khiến nhớt chứa rất nhiều mạt sắt, vì vậy việc thay nhớt trong giai đoạn này đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bạn lưu ý, nên thay đúng chủng loại nhớt dành cho xe và chỉ thay đúng dung tích quy định, không được nhiều hơn hay ít hơn.
Không cho xe nổ máy tại chỗ trong thời gian dài quá 5 phút. Việc roda bằng cách cho xe nổ máy tại chỗ sẽ khiến động cơ xe không có gió cưỡng bức làm mát, khiến động cơ bị quá nhiệt và có khả năng khiến động cơ bị hỏng!
Không điều khiển xe ở một tốc độ cố định trên quãng đường dài. Nhiều người nghĩ rằng roda xe là cứ chạy chậm chậm với tốc độ rùa bò trên bất kỳ quãng đường nào, điều này là không đúng. Bạn phải tăng giảm ga nhẹ nhàng để xe hoạt động ở nhiều dải tốc độ khác nhau, lúc đó pittong và xylanh mới được mài mòn đều từ đầu đến cuối. Nếu bạn không thay đổi tốc độ thì sau này xe bạn sẽ rất là "lì".
Không chạy quá tốc độ tối đa cho từng mốc. Trong giai đoạn 0-150km, bạn không nên chạy quá tốc độ 40km/h. Trong giai đoạn 150-500km, bạn không nên chạy quá tốc độ 50km/h. Trong mỗi 100km tiếp theo, bạn cứ cộng thêm 5km/h là ra tốc độ tối đa. Như vậy, ở mốc 1000km bạn có thể chạy với tốc độ tối đa 75km/h. Tuy vậy, bạn không được chạy ở tốc độ tối đa trong một thời gian dài, mà chỉ được kéo lên tốc độ tối đa và giữ như vậy trong tầm 15 giây, rồi giảm hết ga và để xe hạ tốc độ. Việc này nhằm giúp động cơ "tập" hoạt động với mức tốc độ cao. Với các mốc km ban đầu, động cơ đã bào mòn gần hết các phần lồi lõm và phần mạt lớn. Ở các mốc km sau, việc thỉnh thoảng cho động cơ hoạt động ở dải tốc độ cao sẽ giúp động cơ mài các mạt nhỏ li ti và giúp động cơ "láng mịn" một cách hoàn hảo. Nếu pittong và xylanh xe bạn mòn hoàn hảo, chúng sẽ gần như là khít với nhau, việc này giúp động cơ hoạt động trơn tru và tiết kiệm nhiên liệu hơn rất nhiều!
Nhờ kiên trì làm theo đúng những nguyên tắc nói trên mà chiếc xe của Quang hoạt động rất bền bỉ, ổn định và tiết kiệm xăng. Khi xe cán mốc 1600km, Quang đã lấy xe chạy tour HCM-Phan Thiết-Đà Lạt, và trở về Sài Gòn với đồng hồ chỉ mốc 2500km. Suốt chặng đường, Quang vẫn giữ đúng nguyên tắc roda nhưng từ mốc 2000km trở đi Quang điều khiển xe với tốc độ cao rất thường xuyên vì đường vắng và cũng vì ở mốc này thì động cơ đang ở giai đoạn "mài tinh" nên Quang rất tự tin khi điều khiển xe ở dải tốc độ 50-80km/h. Và đến giờ, xe của Quang có thể nói là hoạt động rất hoàn hảo!
Chúc các bạn có "ngựa mới" có thể sớm thuần hóa được chú chiến mã để luôn tự tin rong ruổi trên khắp mọi hành trình nhé!!!
Kinh nghiệm đi xe máy lên dốc và xuống dốc, 240, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Uyên Vũ, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 18/03/2016 10:29:24