Các bước kiểm tra xe máy cơ bản
Các bước kiểm tra xe máy cơ bản, 231, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Minh Thiện, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 17/03/2016 17:47:02
Trước và sau mỗi chuyến đi xa, sau một thời gian dài không sử dụng, hay thậm chí mỗi tuần, bạn nên kiểm tra chiếc xe máy của mình để chắc chắn nó đang ở trạng thái tốt.
<>Kiểm tra bình xăng
Kiểm tra lượng xăng có trong bình là việc làm quen thuộc nhất. Hãy luôn duy trì lượng xăng đủ để di chuyển trong thời gian bạn dự kiến. Đừng để xảy ra hiện tượng hết xăng vì nó sẽ làm bạn tốn nhiều thời gian hơn cho việc dắt xe.
<>Kiểm tra lốp xe
Kiểm tra lốp xe cũng quan trọng như kiểm tra xăng vậy. Lốp xe là bộ phận duy nhất của chiếc xe tiếp xúc với mặt đường.
Đầu tiên bạn hãy kiểm tra áp suất lốp xe, xem đã đủ hơi chưa, có căng quá không. Thời tiết nóng mà đi lốp quá căng có thể dẫn đến nổ lốp. Lốp non hơi sẽ khiến công suất xe bị giảm và tốn nhiên liệu hơn. Lốp xịt hoàn toàn sẽ khiến lốp xe bị đè nát và hỏng vành xe. Bơm đủ hơi cho lốp để chiếc xe hoạt động tốt nhất.
Kiểm tra độ mòn của lốp, các vết rách trên lốp để đảm bảo lốp hoạt động tốt. Lên kế hoạch thay lốp mới nếu có hư hỏng trên bề mặt lốp hoặc lốp đã bị mòn do hoạt động trong thời gian dài.
<>Kiểm tra xích xe
Xích xe thường bị trùng sau một thời gian sử dụng, dẫn tới nhảy mắt xích, mòn các bánh răng. Căng lại xích tại cửa hàng sửa xe, tháo bỏ 1-2 mắt xích nếu xích quá trùng, và tra dầu bôi trơn lên xích để chiếc xe hoạt động mượt mà hơn. Nếu phát hiện bánh răng bị mòn, cũng cần lên kế hoạch thay bộ nhông xích mới cho chiếc xe của bạn.
<>Kiểm tra dầu nhớt
Dầu nhớt có tác dụng quan trọng trong việc duy trì chiếc xe hoạt động tốt. Dầu nhớt làm mát và bôi trơn toàn bộ động cơ. Các loại dầu nhớt thông thường có thời gian hoạt động khoảng 1.000 tới 1.200 km, sau đó cần thay mới, các loại cao cấp hơn sẽ có thời gian toạt động lâu hơn. Nên kiểm tra lượng dầu trong bình dầu để chắc chắn lượng dầu còn đủ và còn sạch để bôi trơn động cơ. Tốt nhất bạn nên theo dõi đồng hồ công-tơ-mét để thay dầu nhớt đúng hạn.
<>Kiểm tra bình ác quy
Khoảng 3-6 tháng một lần, bạn nên kiểm tra bình ác-quy của xe. Cần biết xem lượng nước trong bình ác quy có đủ không, các mối liên kết, dây nối, kẹp, ốc vít đã bị mòn hoặc hoen gỉ chưa.
Ác quy hoạt động tốt sẽ khiến chiếc xe của bạn luôn đề nổ dễ dàng, đặc biệt với những xe không có cần đạp nổ.
<> Kiểm tra động cơ
Động cơ thường ít khi bị hỏng nếu xe còn mới. Tuy nhiên cần theo dõi xem chiếc xe có bị chảy dầu, dò xăng không. Khởi động xe có dễ dàng không, tiếng nổ có giống như lúc mới mua xe không, nếu chịu khó theo dõi bạn sẽ nắm được sự thay đổi và nhanh chóng mang xe tới tiệm sửa chữa.
Bugi là bộ phận hay hỏng nhất, nhưng thường là hỏng bất chợt và khó đoán biết trước. Nếu phát hiện những bệnh như khó đề nổ, hay chết máy, thì thường là do bugi gây ra. Nên lau rửa bugi sau khi lái xe trong trời mưa ướt, hoặc vài ba tháng một lần để kiểm tra chắc chắn bugi còn hoạt động tốt.
<>Kiểm tra phanh xe
Kiểm tra phanh trước và phanh sau xem có vừa tay không, có bị căng quá hay sâu quá không. Phanh trước thường là phanh đĩa nên ít thay đổi hơn, nhưng hay bị cứng và rất khó bóp nếu không kiểm tra thường xuyên. Phanh đĩa cần kiểm tra dầu phanh, đồng thời làm sạch má phanh và đĩa phanh để tránh tiếng kêu khó chịu khi di chuyển. Phanh sau xe thường là phanh tang trống, hay bị bụi bẩn bám vào, trùng dây phanh dẫn tới phanh sâu và có tiếng kêu khó chịu. Nếu có hiện tượng này, hãy căng lại phanh sau bằng cách vặn ốc phía sau xe cho vừa chân, đồng thời chăm chỉ lau dọn má phanh phía trong mỗi lần ra cửa hàng sửa xe.
<>Kiểm tra tay ga
Tay ga thường bị hỏng phần lò xo, khiến nó không trở về vị trí ban đầu sau mỗi lần kéo và thả ga. Tay ga cũng hay bị bụi bẩn bám vào, khiến việc điểu khiển bị rít. Tuy tay ga không gây quá nhiều bất tiện, nhưng việc lau rửa, tra dầu cũng là cần thiết.
<>Kiểm tra hệ thống đèn xe
Đèn xe gồm có đèn pha, đèn phanh và hệ thống đèn xi-nhan. Hãy đảm bảo tất cả đều hoạt động tốt, sáng. Nếu bóng đèn cháy, ánh sáng yếu, hãy thay bóng để có kết quả chiếu sáng và báo hiệu tốt nhất. Bạn cũng nên chăm chỉ lau chóa đèn để ánh sáng từ đèn được hiệu quả nhất.
<>Kiểm tra các ốc vít
Tất cả các ốc vít đều có tác dụng riêng của nó, và có thể sẽ bị lỏng trong thời gian sử dụng. Hãy kiểm tra, siết lại ốc, hoặc thay ốc mới nếu ốc cũ đã hoen gỉ.
Việc kiểm tra xe vừa giúp hành trình của bạn an toàn hơn, vừa giúp bạn phát hiện được hư hỏng nhỏ để sửa chữa kịp thời, tăng độ bền cho chiếc xe của bạn.
Bảo dưỡng xe máy sau khi đi mưaKhi nào cần thay ắc quy xe máy?
Ắc quy là một thiết bị điện cần thiết của xe máy. Vì vậy, cần hiểu rõ tính năng và cách bảo dưỡng ắc quy để nó luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất, cũng như có thể sử dụng được lâu dài.
Tuổi thọ của ắc quy
Hiện nay, đối với xe máy, người ta sử dụng phổ biến 2 loại ắc quy: ắc quy nước (ắc quy với bản cực chì và dùng dung dịch axit sufuric loãng) và ắc quy khô (ắc quy kín khí). Tùy từng loại sẽ có các mức giá khác nhau và ưu nhược điểm khác nhau.
Ắc quy nước có tuổi thọ khoảng 2 năm, ắc quy khô có tuổi thọ cao hơn khoảng 3 năm. Nhưng về yếu tố này thì còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng thực tế về cách bảo quản ắc quy. Ắc quy nước có thời gian sử dụng sau một lần nạp được lâu hơn so với ắc quy khô, hay thông số kỹ thuật Ampe-giờ lớn (Ampe-giờ chính là chỉ công sinh ra của một ắc quy, một ắc quy hiệu điện thế là 12V, số Ampe-giờ càng lớn thì công sinh ra sẽ càng lớn, thời gian dùng lâu).
Khi mua ắc quy nước chắc chắn chúng ta sẽ mua được ắc quy mới 100%, vì khi dùng ta mới đổ nước (axit sunfuric loãng). Còn ắc quy khô thì khi mua đã được nạp điện nên chúng ta nên mua ắc quy khô ở nơi tin cậy, đảm bảo tránh mua phải hàng đã qua sử dụng.
Sử dụng và bảo dưỡng
Ắc quy nước
Ắc quy nước 12V (thông dụng cho xe máy) có 6 ngăn. Mỗi ngăn được xem là một ắc quy đơn và được nối với nhau bằng các cầu nối. Cực âm có dấu (-), cực dương có dấu (+). Trên các ngăn có nắp đậy và lỗ thông hơi.
Khi ắc quy hoạt động sẽ tạo ra chất khí hyđrô và ôxy bay lên nên sẽ thấy hiện tượng dung dịch sủi bọt và nước cạn dần, nồng độ dung dịch trở nên đậm đặc. Ắc quy nước là loại có công suất lớn, việc bảo dưỡng cần phải thường xuyên. Muốn cho ắc quy hoạt động tốt, phải thường xuyên kiểm tra mức dung dịch điện phân và khả năng phóng điện của bình.
Khi sử dụng ắc quy nước nên chú ý đặt xa kích điện, vì khi nạp hay sử dụng ắc quy sẽ nóng lên, hơi axit bay hơi, quạt làm mát của kích hút không khí có hơi axit này sẽ làm cho các mối hàn của kích điện bị ăn mòn, hỏng, hay tiếp xúc kém, làm giảm tuổi thọ của kích, hỏng kích.
Ắc quy khô
Ắc quy khô là một loại bình điện hoàn toàn không cần bảo dưỡng, khi mua về là có thể dùng ngay, không cần châm nước. Nó khác với ắc quy nước ở chỗ toàn bộ kết cấu bình nằm ở trạng thái khí. Nhà sản xuất gọi loại bình này là bình ắc quy đươc thực hiện theo công nghệ kín khí, không bảo dưỡng.
Ắc quy khô là một loại bình điện hoàn toàn không cần bảo dưỡng
Ắc quy kín khí sử dụng các phụ kiện có độ dẫn điện tốt nên ắc quy có điện trở trong nhỏ. Điều này giúp ắc quy có khả năng phóng điện cao hơn và không gặp tình trạng tự phóng điện trong thời gian không sử dụng. Do đó, đối với ắc quy khô, mặc dù không sử dụng một thời gian dài vẫn không bị mất điện, khi tái sử dụng chẳng cần nạp điện bổ sung như ắc quy nước.
Ắc quy khô có một số ưu điểm cho người sử dụng. Điều đầu tiên là người sử dụng xe không cần kiểm tra bình để châm nước cho đúng hạn. Sản phẩm này không sinh ra khí ăn mòn thiết bị nên khoang chứa ắc sẽ sạch sẽ hơn, những bộ phận xung quanh không bị gỉ sét do điện dịch trào ra. Sẽ không cần đo tỷ lệ điện dịch và nạp điện bổ sung như ắc quy nước, kết cấu bình nhỏ gọn hơn.
Người sử dụng xe có thể kiểm tra hoạt động của ắc quy khô dựa trên khả năng phóng điện của bình. Nếu khởi động bằng đề mà máy không nổ, sau khi kiểm tra máy móc không có vấn đề gì thì nên xem lại bình. Tuy nhiên, cũng nên xem lại nguồn điện nạp cho bình từ động cơ, đôi khi sử dụng quá nhiều mà nguồn điện nạp lại không đầy đủ.Khi đó, có thể kiểm tra bằng cách nạp điện bổ sung vào bình bằng nguồn điện bên ngoài. Nếu như bình hoạt động tốt, có thể do bình đã yếu hoặc nguồn từ động cơ không đầy đủ.
Những cơn mưa liên tục trút xuống khiến bạn không có lựa chọn nào khác là phải rong ruổi cùng xe máy trong mưa. Để 'ngựa sắt dấu yêu' của mình luôn có trạng thái hoạt động tốt nhất, bạn nên lưu ý các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng xe sau khi đi mưa.
Trong quá trình đi mưa, nước mưa có nhiều axit, cộng với bùn bẩn sẽ bám vào xe. Vì thế, việc đầu tiên cần làm sau khi đi mưa là rửa xe, sau đó lấy vải lau khô những phần thuộc về sắt, thép, da...
Nhiều người ngại rửa xe vì cho rằng ngày mai trời tiếp tục mưa, xe lại bẩn. Tuy nhiên đây là một sai lầm bởi dù việc rửa xe không chắc giúp xe ngày mai được sạch nhưng chắc chắn giúp xe có thể hoạt động trong tình trạng tốt nhất, giảm chất ăn mòn bám trên xe, tránh các hiện tượng gỉ sét.
Kế đến, bạn cần tra dầu vào xích, ổ khóa càng. Khi đi mưa, nước mưa nhanh chóng bám vào ổ xích, gây hiện tượng khô dầu và tiếng kêu ở ổ xích thậm chí chỉ qua một đêm sau khi đi mưa. Vì thế, cách tốt nhất là tra dầu vào ổ xích để duy trì trạng thái trơn tru của các khớp nối.
Đặc biệt, nếu xe của bạn đi vào vùng ngập nước thì các công đoạn bảo dưỡng sẽ phức tạp và tốn kém hơn. Trường hợp nước tràn vào máy - điều rất dễ nhận ra khi dầu máy có nước sẽ nhanh chóng chuyển sang màu nâu như màu bùn - thì nhất thiết bạn phải cho xe nổ để nóng máy và thay dầu mới. Cùng với đó, cần kiểm tra thay lọc gió (đa số các xe đời mới dùng lọc gió giấy nên phải thay, với lọc gió xốp thì thường chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch), kiểm tra vệ sinh bugi, hệ thống ống xả, chế hòa khí...
Các bước kiểm tra xe máy cơ bản, 231, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Minh Thiện, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 17/03/2016 17:47:02