Khắc phục vết xước xe máy tại nhà đơn giản
Khắc phục vết xước xe máy tại nhà đơn giản, 272, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Minh Thiện, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 19/03/2016 09:24:11
Bạn định đem ra tiệm cho họ tút tát lại nhưng có 1 2 vết trầy như thế thì họ vẫn ăn 200-300k . Đợi khi nào xe bị trầy nhiều rồi hãy đi sơn thì nhìn vết sơn trầy cứ ngứa ngứa mắt khó chịu
Vậy thì mình sẽ chỉ bạn cách khắc phục vết trầy tại nhà 1 cách đơn giản nhất có thể. Cách này có thể khắc phục vết trầy sướt cho cả xe gắn máy và xe hơi, xe tải, xe tăng Khắc phục vết xước xe máy tại nhà đơn giản - 2
Nếu vết xướt nông 9 chỉ xướt phần sơn bóng, chưa lộ phần sơn lót hay lộ màu nhựa thì bạn chỉ cần mua 1 lọ cana về đánh bóng mạnh tay thì nó sẽ bay đi hết.
Nếu vết trầy xước quá sâu hoặc to quá đánh bát không bay hết thì mình phải dùng sơn cùng màu đẻ trét vô cho nó bít đi
Các dụng cụ bạn cần chuẩn bị:
1) 1 chai/lọ/hủ sơn cùng màu với xe ( VD: xe màu đen thì mua lọ sơn đen) Ra tiệm sơn mua 1 lọ nhỏ cỡ 5-10k
2) 1 tờ giấy nhám nước loại mịn (giấy nhám số 1200-1500 nha ! loại này mấy tiệm bán sơn có bán giá 3000-5000đ/ tờ ).
3) 1 hủ Cana dùng đánh bóng sơn xe ( hủ nhỏ cỡ 30k có thể dùng nhiều lần để dành đánh bóng xe khi xe hơi cũ hay bị dính sơn, dính các chất lạ
4) 1 ít xăng ( trong xe có ) và giẻ lau mềm
5) 1 chai nước Number 1 và ít nước đá ( để uống giải khát thui hehehe )
Thực hiện Khắc phục các vết trầy xướt:
Đầu tiên là lau sạch khu vực xung quanh chỗ bị xướt sau đó Dùng tay, tăm nhang hay cọ sơn bôi nhẹ 1 ít sơn cùng màu với màu xe lên vết xước. Chính phần sơn này sẽ lấp đầy vết xước đó . Cố gắng bôi kĩ đừng làm vương vãi xung quanh lớp sơn nhiều quá
Sau khi bôi sơn xong thì chờ khoảng 1h nhé
Sau 1h thì lớp sơn mới đã khô
Bạn dùng miếng mút thấm 1 ít xăng rồi lau sạch những chỗ sơn vương vãi xung quanh (ít thôi nhé và nhớ nhẹ tay khỏi ảnh hưởng lớp sơn zin) nhớ tránh vết trầy ra
Sau đó bạn dùng giấy nhám (đã được ngâm nước ướt và mềm) chà nhẹ xung quanh vết xướt (lưu ý: luôn làm ướt chỗ cần đánh để được mịn)
Cuối cùng bạn dùng cana xoa lên chỗ vừa xử lí rồi dùng khăn vải mềm ( loại cotton – quần áo hay tã lót của trẻ em là tốt nhất ) đánh nhẹ, đều tay,nên ra chỗ nắng đánh vì như vậy cana sẽ mau bốc hơi và đẹp hơn rất nhiều !
Bạn làm cách này thì vết xước sẽ được lấp đầy và chìm thẳng vào lớp sơn. Chúc bạn thành công! làm cho chiếc xe yêu quý được sáng đẹp như mới.
3 bước giúp xe máy bền đẹp, an toàn
Động cơ xe máy có kết cấu hàng nghìn chi tiết bên trong, luôn hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao, do đó cần được bảo quản chăm sóc đúng cách. Để xe vận hành an toàn và giữ được tuổi thọ cao cần lưu ý cách chăm sóc xe máy.
Rửa xe sau khi đi mưa
Anh Nguyễn Lê Văn, quản lý Trung tâm bảo dưỡng xe máy Piaggio Xuân Cầu, số 3 Lê Văn Hưu, Hà Nội cho biết: “Nhiều người sử dụng xe quan niệm sai lầm là không rửa xe ngay sau khi đi trời mưa vì cho rằng ngày mai trời sẽ tiếp tục mưa. Đây chính là sai lầm lớn, vì dù việc rửa xe không chắc giúp xe ngày mai được sạch, nhưng chắc chắn sẽ giúp xe hoạt động trong tình trạng tốt nhất, giảm chất ăn mòn bám trên xe, tránh các hiện tượng gỉ sét do a xít và bùn đất bám vào xe. Do đó, sau mỗi lần đi mưa bạn cần rửa xe ngay, nếu điều kiện không cho phép thì chỉ cần lấy một vài xô nước dội lên xe để nước mưa và bùn đất không còn bám vào xe, tiếp đến là dùng vải lau khô những phần sơn nhũ, mạ sắt như: may ơ, giảm xóc, nan hoa, ống pô, vành, nếu có thể thì tra dầu vào xích, ổ khóa... Nếu xe của bạn đi vào vùng ngập nước, nên thay ngay dầu máy kiểm tra thay lọc gió (đa số các xe đời mới dùng lọc gió giấy nên phải thay, với lọc gió xốp thì thường chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch), kiểm tra vệ sinh bugi, hệ thống ống xả, chế hòa khí...”.
Mùa mưa đến, bạn cần bảo dưỡng xe sớm hơn định kỳ, kiểm tra kỹ hệ thống điện, mô-tơ củ đề, mâm lửa, hong khô và bọc kín các mối tiếp xúc của hệ thống điện, rà soát bộ gioăng cao su lốc máy, nếu có dấu hiệu rạn nứt cần thay mới để chống nước xâm nhập vào trong động cơ, làm khô bộ truyền động để ngăn chặn luồng hơi nước bị hút vào buồng đốt, giúp dây đai bám bánh đai, để xe không chạy yếu, ngốn xăng hoặc tắt máy đột ngột.
Chọn dầu và thay dầu máy, dầu láp định kỳ
Việc chọn sử dụng loại dầu nhớt nào sẽ đóng vai trò quyết định đến chất lượng và độ ổn định của xe khi vận hành, độ bền máy móc, khả năng phát huy tối đa công suất máy. Nếu sử dụng dầu nhớt kém phẩm chất hoặc không còn bảo đảm hoạt tính, do sử dụng quá lâu không thay mới đúng thời gian hợp lý, sử dụng xe trong các điều kiện khắc nghiệt như: chở quá tải, vận hành trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm, vận hành liên tục... sẽ làm các chi tiết trong động cơ nhanh bị mài mòn, hỏng hóc nặng nhất là cháy máy, lột biên. Các nhà sản xuất thường khuyến cáo khách hàng sau khoảng 1.500 – 2.000km cần thay dầu máy một lần. Tuy nhiên, với điều kiện đường sá, thời tiết không tốt như Việt Nam thì bạn nên làm việc này sớm hơn, và xe mới sử dụng thì sau 500 km đầu tiên cần thay dầu máy. Theo các chuyên gia kỹ thuật của Yamaha Việt Nam, đối với xe có động cơ 4 kỳ nên chọn dầu nhớt 4TSEA20W-50, đây cũng là loại dầu nhớt phù hợp với khí hậu, thời tiết ở Việt Nam. Những lần thay dầu bạn nên yêu cầu thợ sửa xe vệ sinh lưới lọc dầu. Đối với dầu láp (ở xe ga) cũng nên dùng loại dầu có phẩm cấp SEA20W-50 (cùng loại với dầu nhớt động cơ). Lần đầu tiên thay dầu láp cũng cần thực hiện sau 500 km đầu tiên, những lần tiếp theo là sau khoảng 6.000 km.
Không lắp phụ tùng trôi nổi, đấu nối điện tùy tiện
Phụ tùng chính hãng thường chỉ được bán tại các đại lý chính hãng, tuy nhiên thói quen của đại đa số người sử dụng thường chọn các cửa hàng bán phụ tùng, hàng sửa xe ngoài để mua và thay thế phụ tùng, bởi họ ưu tiên hàng đầu là giá rẻ. Ông Ngô Tuấn Anh - Phó phòng Phụ tùng – Công ty Yamaha Việt Nam cho biết: “Mới đầu lắp vào xe, có thể phụ tùng “nhái” sẽ không gây ra nhiều thay đổi, nhưng chỉ sau một thời gian vận hành sẽ gây ra nhiều phiền toái. Chẳng hạn, một củ đề “nhái” sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng khó nổ máy, tiếng đánh lửa kêu to, chổi than hỏng..., hoặc nhông, xích “nhái” thường hay rão xích và bánh răng ở phần nhông sẽ rất nhanh mòn, xe đi ì... Đặc biệt, những loại phụ tùng “nhái” có thể gây nên nguy hiểm cho người ngồi trên xe khi lưu thông như: giảm sóc “nhái” có thể bị gẫy khi xe đi vào đường xấu, má phanh không ăn khi trời mưa hoặc nhiệt độ cao...”.
Nguy cơ chập điện gây cháy, nổ xe thường rất cao nếu xe bạn lắp thêm các thiết bị điện từ bên ngoài như: còi, đèn, chống trộm... vào xe. Với cách đấu nối dây thủ công rất phổ biến ở các cửa hàng sửa xe máy như hiện nay rất dễ làm hở các mối nối, mạch điện, gây cháy dây điện và cháy xe. Việc lắp thêm đèn, còi cũng làm ảnh hưởng tới tính năng chịu tải của hệ thống điện trên xe, gây ra chập điện, cháy, nổ xe.
Cách hạn chế xe tay ga không "sặc" nước
Những cơn mưa rào mùa hè. Xe phơi mưa nhiều tiếng đồng hồ. Xe đi qua vùng ngập nước. Đó là những yếu tố khiến chiếc xe tay ga của bạn có thể “chết” bất cứ lúc nào. Lưu ý dưới đây giúp bạn bảo quản và sử dụng chiếc xe tay ga trong mùa mưa một cách hiệu quả.
1 Hạn chế để xe “lội” nước
Cấu tạo chung của dây cu-roa ở xe ga là được làm mát bằng gió nên khả năng chống thấm của hệ thống truyền động này rất thấp. Do vậy, khi bạn chạy qua các đoạn đường ngập nước, lượng nước bắn lên hoàn toàn có thể thâm nhập vào bên trong bộ phận truyền động này. Hơn nữa, do đặc tính sử dụng hộp số vô cấp nên các xe tay ga hiện nay đều có vòng tua máy hoạt động khá lớn. Lượng nhiệt tích tụ quanh động cơ rất cao. Khi đó, chỉ một lượng nước bắn vào, làm giảm nhiệt đột ngột sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ ron máy, hay nghiêm trọng hơn là làm rạn nứt vỏ máy.
Trong trường hợp này, một số người dùng còn đối mặt với tình trạng nước thâm nhập vào hộp chứa dầu, khiến khả năng bôi trơn của dầu giảm đáng kể, dễ gây hỏng hóc các bộ phận bên trong động cơ.
2 Hạn chế đi xe dưới mưa
Việc đi xe dưới trời mưa là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều chỉnh kế hoạch của mình để hạn chế thấp nhất thời gian cùng chiếc xe của mình “tắm” mưa.
Khi xe vận hành trong mưa khả năng phanh của xe có thể giảm đáng kể. Do thiết kế của xe ga có trọng lượng tập trung chủ yếu ở phần thân sau, do đó, nếu chẳng may phanh bị ướt, khó bám, rõ ràng khả năng phanh sẽ giảm. Mà dù khả năng phanh không bị ảnh hưởng, bạn vẫn phải đối mặt với rủi ro khả năng bám đường của bánh xe giảm, khiến xe dễ bị trượt khi bạn cố gắng phanh quá gấp.
Bên cạnh đó, đa số xe tay ga đều sử dụng khá nhiều thiết bị điện tử. Việc sử dụng thường xuyên trong môi trường nước sẽ dễ gây ẩm mốc các thiết bị này, làm giảm tuổi thọ hay nặng hơn là tê liệt toàn bộ hệ thống, khiến xe bạn không vận hành được.
3 Hạn chế để xe dưới trời mưa
Hầu hết các xe tay ga hiện nay đều sử dụng dây cu-roa để truyền động. Thiết kế này tỏ ra khá ưu việt bởi việc thay đổi tỷ số truyền rất mượt, lại khá an toàn và dễ sửa chữa, thay thế khi có vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, do phụ thuộc rất nhiều vào lực ma sát giữa dây cu-roa nên điều kiện môi trường ẩm chính là kẻ thù của hệ thống truyền động này.
Cách hạn chế xe tay ga không "sặc" nước, Ô tô - Xe máy, Xu ly xe may ngap nuoc, cach han che xe ga khong sac nuoc, kinh nghiem xu ly xe ngap nuoc, xe ngap nuoc, cach xu ly xe bi ngap nuoc, xe ga ngap nuoc, cach xu ly xe ga ngap nuoc, xe tay ga, xe may, xe may ngap nuoc, kinh nghiem lai xe, ky thuat lai xe
Khi quá ẩm hay bị thấm nước, khả năng bám dính của dây cu-roa sẽ giảm đáng kể, cộng với mô-men xoắn quá cao của máy, khiến hệ thống truyền động không thể vận hành bình thường. Biểu hiện thường thấy của hiện tượng này là việc dù tăng ga nhưng chiếc xe của bạn vẫn trơ ra, không hề chạy, thường hay gặp vào mùa mưa.
Do vậy, điều đáng lưu ý là bạn không nên để chiếc xe của mình phơi mưa trong nhiều tiếng đồng hồ. Hãy đưa chiếc xe vào nơi khô ráo trừ trường hợp bất khả kháng.
4 Lưu ý khi đi xe tay ga dưới mưa và qua vùng ngập nước:
- Vào mùa mưa, bạn nên tránh cố chạy qua các đoạn bị ngập nước, nhất là khi nước ngập quá cao và bạn đang tải nặng (chở hai). Khi bất đắc dĩ phải chạy qua các đoạn đường này, bạn nên giữ xe chạy ở vận tốc thấp, tăng ga nhẹ nhàng để duy trì độ ma sát cần thiết ở dây cu-roa.
- Khi thấy tăng ga nhưng xe không chạy, bạn tắt máy ngay và dẫn bộ qua vùng ngập, để khoảng 5-10 phút cho nhiệt độ có sẵn trong máy là bốc hơi một phần nước rồi hãy khởi động lại. Tuyệt đối không cố tăng ga để chạy qua vùng ngập nước. Thậm chí, khi đã chạy qua đoạn đường ngập nước, tốt nhất bạn nên dừng xe và giữ cho động cơ hoạt động không tải 2-3 phút để làm khô phần nước bám vào dây cu-roa nếu có.
- Không sử dụng phanh trước khi vận hành trong trời mưa. Độ bám kém của vỏ xe cùng phân phối trọng lượng không đều sẽ khiến xe dễ bị trượt, gây tai nạn.
- Sau khi xe bị ngập nước, bạn nên đưa ngay đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và thay dầu máy, dầu hộp số nhằm đề phòng trường hợp nước bị ngấm vào dầu
Khắc phục vết xước xe máy tại nhà đơn giản, 272, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Minh Thiện, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 19/03/2016 09:24:11