Chưa chắc sử dụng xe máy mà đã biết kỹ thuật phanh xe an toàn như dưới đây
Chưa chắc sử dụng xe máy mà đã biết kỹ thuật phanh xe an toàn như dưới đây, 472, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Uyên Vũ, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 14/10/2016 21:19:07
Theo kinh nghiệm đã qua 2 đời xe số và 1 xe ga thì tôi thấy, với xe tay ga, bạn nên bóp đồng thời 2 tay phanh, còn xe số bạn dậm chân phanh và bóp tay phanh nhẹ nhàng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết hơn về kỹ thuật này, đừng bỏ lỡ nhé.
Chia sẻ cách sử dụng phanh xe máy an toàn của một số bạn như sau
Đóng góp từ Bạn Cường: “Tôi xin đóng góp kinh nghiệm phanh xe mà tôi thường sử dụng và thấy rất hiệu quả. Đó là bạn nên tập việc bóp kiểu nhấp - nhả phanh trước. Việc bóp nhấp nhả này chính là nguyên lý làm việc của bộ phận chống bó cứng phanh xe ABS trên ô tô hay các xe mô tô bây giờ giúp bạn không phanh cứng bánh xe để giảm hiện tượng trượt bánh trước gây mất lái. Tôi thường xuyên sử dụng kiểu phanh đó và rất hiệu quả, an toàn hơn rất nhiều.”
Chia sẻ từ anh Quang Huy: “Luôn để tay (chân) trên cần phanh, chỉ để 2 ngón với phanh trước (đa số là phanh đĩa), và 3-4 ngón với phanh sau (tay ga). Tránh tình trạng để nhiều ngón tay lên phanh trước vì lúc khẩn cấp phanh sẽ nhiều lực dẫn tới trượt bánh trước. Lúc đầu có thể sẽ không quen mỏi tay nhưng 1 thời gian sau sẽ dần quen thôi.”
Bạn Hồng thì cho rằng: “Theo tôi thì đừng cố phanh cho xe đứng lại hẳn, chỉ nên bóp phanh trong 1 khoảng thời gian nhất định (nháy cái thôi, mà chủ yếu là phanh trước, phanh sau không có tác dụng lắm khi ở tốc độ cao), việc phanh là để có thêm thời gian xử lý, cơ bản nhất là phải tránh được trướng ngại vật phía trước, cũng có thể lạng lách, để cho quang đường dài hơn, có thời gian xử lý.”
Trải nghiệm từ bạn Tú: “Tôi đi xe Yamaha Taurus và bị té xe 3 lần do thắng gấp, cả 3 lần đều quen thói bóp mạnh thắng trước, và cả 3 lần đều là bánh trước khựng đột ngột, làm lắc mạnh cổ xe, và xe một nơi người một ngả. Sau này tôi thay đổi thói quen từ từ, tập bóp thắng sau nhiều hơn. Có vài lần khựng đột ngột, phần sau xe có hơi mất thăng bằng nhưng cổ xe ổn định nên vẫn giữ thăng bằng tốt. Tôi nghĩ bóp thắng trước gấp mới là nguyên nhân làm té xe.”
Tham khảo "Đi xe máy nên phanh bên tay trái hay phải?" trên Honda Hùng Cường
1. Cần hạn chế dùng phanh trước (bên tay phải)
- Nhiều người sử dụng phanh trước đột ngột và bóp quá mạnh khiến bánh trước hoàn toàn bị bó cứng, đầu xe trượt trên đường và mất hoàn toàn khả năng điều khiển xe.
- Phụ nữ hay gặp tai nạn khi sử dụng phanh trước bởi tâm lý mất bình tĩnh dẫn tới tay bóp chết phanh trước, đồng thời tay yếu nên không thể xử lý dẫn tới bẻ đầu xe và ngã.
- Nếu phanh sau một cách đột ngột và phanh chết, hiện tượng rê bánh sau sẽ xuất hiện, cũng khiến chiếc xe bị mất điều khiển, đặc biệt trong điều kiện đường trơn trượt.
2. Kỹ thuật phanh xe an toàn
- Cần làm chủ được tốc độ, quãng đường phanh và thời gian xe dừng lại. Hãy luôn làm chủ tốc độ của mình và khoảng cách với xe đi trước để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Hãy đi chậm rãi trong phố nhỏ, để khoảng cách phanh là ngắn nhất, giúp hạn chế va chạm.
- Nếu đi ở đường lớn hơn với tốc độ cao hơn, hãy sẵn sàng với kỹ năng phanh khẩn cấp, không bao giờ bám đuôi xe phía trước để khi gặp tình huống bất ngờ mà khoảng cách phanh không đủ, bạn có thể lách sang bên trái hoặc bên phải.
- Để bắt đầu phanh, cần nhả tay ga để phanh động cơ hoạt động, ghìm bớt tốc độ của xe. Nhẹ nhàng sử dụng cả phanh trước và phanh sau cùng 1 lúc. Nếu đi xe số, có thể kết hợp về số để phanh động cơ hoạt động hiệu quả hơn.
- Giảm tốc độ thông thường sử dụng khi dừng đèn đỏ hay chuẩn bị vào cua.
- Khi gặp các tình huống cần phanh gấp, như xe phía trước dừng đột ngột, trẻ em lao ra đường …, việc đầu tiên là giữ bình tĩnh, sử dụng kỹ năng phanh đã luyện tập khi phanh giảm tốc thông thường.
- Nhả tay ga để phanh động cơ hoạt động, về số thấp hơn đối với xe số để xe giảm tốc nhanh hơn. Kết hợp sử dụng cả phanh trước và phanh sau, gắt hơn và mạnh hơn so với khi phanh thông thường, nhưng tránh giữ chặt phanh, đặc biệt với phanh tay.
- Luôn luôn nhớ, khi phanh gấp, xe không được đánh lái, nếu không bạn sẽ tự làm mình bị thương.
- Nếu nhận thấy bạn không thể phanh kịp với so xe phía trước hãy bỏ qua việc phanh khẩn cấp, chuyển sang phanh giảm tốc từ từ để bạn có đủ khả năng đánh lái đầu xe mà không bị mất lái, sau đó phán đoán để lái xe sang bên trái hoặc bên phải.
Những mẹo trên đây nếu học thuộc kỹ, nhất là chị em đều có thể xử lý được mọi tình huống, phanh xe an toàn, để mọi chuyến đi đều “xuôi chèo, mát mái”!
Hãy chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phanh xe sao cho an toàn của bạn để mọi người cùng tham khảo nhé!
Xem thêm:
>> Cập nhật tin tức mới nhất về xe máy Yamaha, các dòng xe máy Yamaha, giá xe máy Yamaha mới, cũ nhanh nhất tại: Xe máy Yamaha
>> Quảng cáo mua bán xe máy nhanh chóng, dễ dàng cùng Mạng Xã Hội Mua Bán Nhanh!
Chưa chắc sử dụng xe máy mà đã biết kỹ thuật phanh xe an toàn như dưới đây, 472, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Uyên Vũ, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 14/10/2016 21:19:07