7 bộ phận dễ hư hỏng nhất của xe máy
7 bộ phận dễ hư hỏng nhất của xe máy, 232, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 01/09/2016 11:25:52
7 bộ phận dễ hư hỏng nhất của xe máy
Những chiếc xe máy hiện đại có độ an toàn, tin cậy rất cao. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta có thể quên đi việc bảo trì, bảo dưỡng xe thường xuyên, thay thế các bộ phận hư hỏng. Sau đây là danh sách những bộ phận xe máy dễ hư hỏng nhất.
1/ Bugi
Đây là bộ phận thường được kiểm tra đầu tiên khi xe khó nổ do nghi ngờ bugi không đánh điện châm lửa cho buồng đốt. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này như dây dẫn bị ướt do ngập nước, điểm tiếp xúc lâu ngày không vệ sinh, hay xuất phát từ cỗ máy như chế hòa khí phân phối không ổn định, rò rỉ dầu vào bugi, bám muội, động cơ hoạt động quá nóng...
7 bộ phận dễ hư hỏng nhất của xe máy
2/ Bộ ly hợp ( Côn )
Dù là dây côn hay các lá côn, chỉ một lỗi nhỏ trên ly hợp cũng khiến quá trình vận hành xe trở nên phức tạp. Xi-lanh thủy lực rò rỉ, mòn, vỡ các chi tiết của bộ ly hợp.... là những hiện tượng sinh ra từ chính thói quen điều khiển xe của mỗi tay lái.
3/ Hệ thống điện
Ắc-quy, bộ phát, máy phát hay IC cũng là những bộ phận có thể bị hỏng chỉ sau một lần chập hệ thống điện. Ví dụ khi đề nổ giữ đề lâu có thể dẫn tới trường hợp ắc-quy bị phóng hết điện, chỉ còn cách đẩy nổ. Với một chiếc xe máy phổ thông thì còn khả thi, nhưng với môtô trọng lượng tầm 200 kg mọi chuyện không dễ dàng.
4/ Bộ phần truyền động ( xích, hộp số )
Cơ cấu các bánh răng của hộp số rất chặt chẽ, đơn giản nhưng dưới tác dụng của sức ép hay tuổi thọ dài đều có thể làm cho hộp số yếu, mòn. Đơn giản như xích hay nhông gặp vấn đề không thể truyền tải mô-men lực đến bánh sau sẽ khiến chủ nhân bị bỏ lại bên đường và chỉ còn cách chờ cứu hộ.
5/ Chi tiết cơ khí ăn mòn
Ma sát giữa các bộ phận cơ khí dễ dẫn đến mòn bề mặt, do đó cần bảo dưỡng định kỳ, tra dầu nhớt đầy đủ để giảm ma sát đồng thời giải nhiệt động cơ, tránh cong vênh các chi tiết. Nếu không đủ dầu hoặc dầu đã cũ nếu cố chạy lâu sẽ dẫn tới hiện tượng bó máy.
6/ Lốp
Đây được coi là bộ phận thường xuyên phải sửa chữa nhất trên xe bởi là chi tiết duy nhất trên xe tiếp xúc với mặt đường. Mòn, nứt, thủng lốp đều làm mất cân bằng xe, khiến người lái không thể tiếp tục hành trình.
7/ ECU ( Bộ điều khiển trung tâm )
Bộ điều khiển trung tâm ECU trên những xe hiện đại với những xử lý điện tử tinh vi và chính xác hơn rất nhiều so với chế hòa khí. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ECU hoàn toàn lý tưởng, ngược lại cơ chế phức tạp của nó có thể khiến xe tê liệt chỉ vì một lỗi nhỏ trong hệ thống máy tính.
Các nguyên nhân gây ra tiếng động lạ trên chiếc xe gắn máy của bạn
Sau một thời gian sử dụng nhất định, phần lớn các mẫu xe số hay xe tay ga đều bắt đầu phát ra những tiếng động lọc cọc, rào rào, cụp cụp hoặc những tiếng kêu rít, hú to rất khó chịu.
Các bạn đừng xem thường những hiện tượng này vì những tiếng động lạ kể trên báo hiệu chiếc xe của bạn đã hoặc sắp xảy ra những hư hỏng nghiêm trọng khiến bạn tiêu tốn khá nhiều tiền để sửa chữa chưa kể đến những phiến toái mà khi đi sửa xe ai cũng phải ái ngại.
Hư hỏng trên xe máy
Thông thường các tiếng động là thường phát ra ở các phần chính sau đây: Động cơ, bộ truyền động, hệ thống phanh – phuộc nhún... Ngoài ra những tiếng động lạ còn phát ra ở vị trí cổ lái, dàn nhựa xe... Khi xuất hiện những tiếng động lạ đó bạn cần phải đưa xe đi kiểm tra kịp thời để tránh hỏng hóc về sau.
1/ Động cơ:
Khi ta nổ máy sau 5 phút thì ta nghe thấy tiếng gõ khá lớn và liên tục từ động cơ. Dự đoán hiện tượng này là do thanh truyền bị cong, va đập với má trục khuỷu. Lỗi này là lỗi chung toàn xe ga sau nhiều năm sử dụng hoặc thường xuyên vận hành trong điều kiện không tốt.
Một trong những lỗi phổ biến khác là nghe tiếng rào rào trong môbin khi đề máy nhưng động cơ không hoạt động được. Lỗi này 80% xuất phát từ bộ đề, cụ thể là bi đề bị hỏng gây trượt. Khi bị lỗi này ta nên kiểm tra kỹ lưỡng và thay bi đề mới.
Hiện tượng máy bị gõ, nóng bất thường, đôi khi kèm rung giật là do: Dùng bu-gi sai chủng loại; sai tiêu chuẩn nhiệt (Nóng-Lạnh). Nếu lắp bu-gi có chỉ số nhiệt nhỏ hơn quy định không phù hợp với tiêu chuẩn của động cơ thì chấu bu-gi sẽ bị quá nóng dẫn đến các biểu hiện như trên.
Những hư hỏng về động cơ thường là những hư hỏng nghiêm trọng cần được thợ sửa xe máy chuyên nghiệp kiểm tra kỹ lưỡng và chính xác để khắc phục triệt để và tiết kiệm nhất.
2/ Truyền động:
Xe số khi tăng ga mạnh thì có tiếng kêu lách cách từ phía nhông xích. Tiếng kêu này nhiều khả năng do sên bị chùng, hoặc dĩa và nhông bị mòn gây nhảy sên, đập vào hộp bảo vệ và tạo ra tiếng kêu lách cách.
Vào mùa mưa dễ gặp nhất là xe tay ga mắc mưa, ngập lụt, rồ ga nghe tiếng máy xe nhưng xe không di chuyển: nguyên nhân là do bộ nồi bị vào nước khiến dây curoa bị trượt hoặc bề mặt tiếp xúc giữa bố và chuông bị trượt khiến xe đứng ì một chỗ dù có lên ga hết cỡ. Cách khắc phụ tại chỗ là chờ xe ráo nước, nồi ráo bớt nước sẽ có thể chạy được nhưng cần đưa xe đến các trung tâm sửa xe kiểm tra và vệ sinh ngay. Ngoài ra cũng có thể khắc phục bằng cách đi nồi sau josho1 sẽ hạn chế phần nào bởi vì josho1 chuông khoan bề mặt nhám sẽ làm nước thoát ra nhanh và bề mặt tiếp xúc giữa bố và chuông lớn.
Một vấn đề quan trọng mà phần lớn người đi xe tay ga bỏ qua đó là sau khi ngập nước không thay nhớt láp và kiểm tra láp. Vì khi ngập nước, bộ láp sẽ bị ngấm nước và khiến cho dầu láp bị axit hóa làm các bánh răng bị phá hủy tạo ra tiếng hú to và ì máy rất tốn nhiên liệu.
Về vấn đề láp của xe tay ga nếu trong thời gian quá lâu không thay nhớt láp thường xuyên sẽ gia tăng độ hao mòn các bánh răng, gây ra tiếng hú, tiếng va đập, lâu ngày tiếng kêu sẽ càng lớn có nguy cơ bị vỡ, mẻ và trượt bánh răng khiến xe không thể hoạt động.
3/ Hệ thống phanh, phuộc nhún:
Hiện tượng thường thấy ở phuộc trước là khi di chuyển vấp ổ gà hoặc chướng ngại vật có tiếng kêu “cụp cụp” lớn. Nguyên nhân là do lò xo phuộc trước yếu, dầu phuộc bị oxi hóa mất độ trơn gây các vết xước trong ty phuộc khiến phuộc hoạt động không tốt. Khi có hiện tượng này cần phải kiểm tra, thay lò xo phuộc, phốt và dầu phuộc.
Ngoài ra tiếng kêu khi vấp ổ gà hoặc chướng ngại vật còn đến từ bộ chén cổ, do bi và vòng đệm của chén cổ yếu, bị nứt vỡ. Phương pháp khắc phục là làm lại chén cổ hoặc thay thế bộ chén cổ khác.
Trong trường hợp xe có hiện tựơng chạy không đầm, rung, chao đảo tay lái kiểm tra phuộc sau có bị yếu không hoặc là vành bị đảo nhảy cách khắc phục thay mới.
Riêng hệ thống phanh thì tiếng kêu đặc trưng là tiếng rít rất khó chịu, phần lớn nguyên nhân là do:
- Má phanh bị mòn, trơ phần kim loại nên cọ xát với đĩa phanh hoặc đùm (nếu là thắng đùm), lâu ngày đĩa – đùm sẽ bị mòn dẫn đến hư hỏng nặng hơn.
- Trên mặt bố thắng bị dính cát, vật cứng gây hư hỏng bố thắng. Cần phải kiểm tra và rửa sạch.
- Lớp bề mặt bố thắng bị chai cứng, cần phải dũa lại hoặc thay mới.
Tóm lại, xe máy cũng giống như con người, cũng cần được chăm sóc sức khỏe định kỳ, nếu xe được bảo dưỡng thường xuyên mỗi 6 tháng 1 lần sẽ duy trì được khả năng vận hành tốt, tránh được những hư hỏng trầm trọng gây tốn kém chi phí khá lớn không đáng có hay dân gian ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Nguyên nhân chùng xích và cách khắc phục
1/ Nguyên nhân chùng xích
Bộ truyền xích trên xe máy có tác dụng truyền công suất, biến đổi mô-men từ trục ra của hộp số tới nhông xích gắn trên bánh sau quay tròn, đẩy xe về phía trước. Có khá nhiều nguyên nhân khiến xích mòn, rão. Xe chạy, dây xích thường xuyên bị kéo căng, tải trọng càng nặng thì lực kéo càng lớn, làm việc lâu ngày khiến xích giãn dài và chùng xuống.
Sữa chữa xe máy
Hầu hết các loại xe gắn máy hiện này đều sử dụng xích con lăn một dãy. Xích gồm các má liên kết với nhau bằng chốt. Con lăn ôm ngoài chốt đóng vai trò như một chi tiết đệm giữa chốt răng xích. Sự chà sát trong thời gian dài khiến con lăn, chốt và các răng xích mòn, dẫn đến hiện tượng chùng.
Đặc biệt, tốc độ mòn của các chi tiết tăng khi làm việc trong điều kiện bôi trơn kém, xích để trần hoặc ngập trong nước. Xích bám nhiều bụi bẩn, các hạt rắn đóng vai trò như các hạt mài bào mòn dần bề mặt chi tiết. Việc bôi trơn diễn ra không liên tục, bề mặt tiếp xúc giữa con lăn với chốt và răng thay đổi tạo ra những khu vực không có dầu bôi trơn nên khi ngập trong nước mưa, nhanh bị ăn mòn bởi các thành phần axit trong nước. Lớp muối hoặc lớp ôxi ngày thường có độ xốp, cơ tính yêu hơn nên dễ bị bào mòn.
2/ Các dấu hiệu khi xích bị chùng
Đa phần các trường hợp xích chùng đều gây nên tiếng kêu lọc cọc. Tiếng kêu rõ, xe có hiện tượng giật khi người lái giữ tay ga không đều. Hiện tượng này cũng xuất hiện khi xe tăng giảm tốc độ đột ngột.
Về mặt truyền lực, chạy xe có xích chùng, rão cũng giống như việc xe đi trên đường gồ ghề vì tải mà động cơ không ổn định ảnh hưởng tới khả năng vận hành của xe. Sức va đập lớn khi xe chạy tốc độ cao. Khả năng rung lắc lớn, cộng thêm sức văng từ lực quán tính có thể dẫn đến hiện tượng ăn khớp sai gây tuột xích hoặc đứt xích khi tăng giảm ga đột ngột.
3/ Phát hiện và xử lý
Chuyên gia kỹ thuật của các hãng xe máy khuyên rằng, nếu nghe thấy tiếng kêu lạ ở khu vực hộp xích, người sử dụng nên mang xe đi kiểm tra, vì đó là dấu hiện cho thấy xích bị chùng.
Tuổi thọ của hệ thống nhông xích phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm tra và bảo dưỡng. Phải làm việc này mỗi khi xe chạy được 1.000 km, nếu không, chúng sẽ chóng mòn hoặc hỏng hóc bất ngờ trong lúc xe chạy, gây nguy hiểm.
Kiểm tra độ rão, chùng xích
- Tắt máy, dựng chân chống giữa lên và vào một số bất kỳ.
- Tháo nắp cao su đậy hộp và dùng ngón tay nâng hạ đoạn xích chạy qua lỗ thăm. Độ chùng cho phép là khi khoảng dịch chuyển lên xuống bằng 20-30 mm.
- Quay bánh sau chầm chậm và kiểm tra độ chùng xích ở nhiều điểm, kết quả phải không thay đổi. Nếu không đều, do nhông sau bị ô van hoặc một vài mắt bị đội răng, phải bôi trơn xích.
- Kiểm tra độ bám khít của xích với nhông sau, nếu xích chỉ chạy trên đỉnh răng tức là đã quá rão, ô van…
- Nếu dây xích hay nhông đã mòn hoặc hư hỏng quá, nên thay thế ngay. Không dùng xích mới với một đĩa mòn, vì như vậy, cả bộ sẽ lại hỏng nhanh chóng.
Chỉnh độ căng-chùng của xích
Nếu xích tải cần phải điều chỉnh, thao tác như sau:
- Dựng chân chống giữa lên, về số 0.
- Nới lỏng ốc trục và ốc kẹp nhông sau.
- Vặn êcu ở bên tăng đơ trái để chỉnh xích, vừa vặn vừa kiểm tra độ chùng cho đạt. Xoáy ốc ở phải theo bên trái, sao cho khấc ở hai bên tăng đơ cùng trị số so với dấu trên hai càng sau.
Chú ý: Nếu tăng đơ đã kéo ra hết mức mà vẫn chùng thì đó là lúc bạn nên thay xích. Khoảng tự do của bàn đạp phanh sau sẽ bị ảnh hưởng khi vị trí trục bị thay đổi theo xích. Hãy chỉnh lại nếu cần.
7 bộ phận dễ hư hỏng nhất của xe máy, 232, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 01/09/2016 11:25:52