6 điều nên biết khi mua xe máy cũ
6 điều nên biết khi mua xe máy cũ, 214, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 17/03/2016 14:05:19
6 điều nên biết khi mua xe máy cũ
Mua một chiếc xe máy đã qua sử dụng vừa túi tiền nhưng chất lượng còn tốt là điều không dễ dàng. Người tiêu dùng có thể tham khảo từ nhiều nguồn thông tin và một số lưu ý dưới đây để có thể chọn cho mình chếc xe cũ ưng ý:
1/ Khoanh vùng xe
Tìm hiểu mặt bằng chung về giá chiếc xe muốn mua, xác định loại xe, khoanh vùng dòng xe mong muốn là điều cần thiết. Bạn có thể tìm hiểu qua người quen, những người có thể đưa ra giá gần với giá trị còn lại của xe hoặc tìm kiếm trên Internet để lọc thông tin. Hiện, có nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử chuyên về xe cũ để tham khảo như: Chợ Tốt, Carmudi.vn, 5 giây…Những websita này có thể giúp bạn nhanh chóng tìm ra được chiếc xe phù hợp với ngân sách và đáp ứng được nhu cầu.
Xe máy cũ
Lưu ý, đừng nên ham rẻ mà chọn những chiếc xe có giá rẻ thấp nhiều so với mặt bằng chung. Có thể chiếc xe đó đã hết hạn sử dụng, gặp vấn đề về giấy tờ hoặc xe trộm cắp. Nên chọn chiếc xe có giá không quá chênh lệch với mặt bằng chung.
2/ Đánh giá tổng thể
Dựng chống xe giữa lên và kiểm tra tổng thể xe. Một chiếc xe được xem là ổn khi tất cả các bộ phận trên xe đều được đồng bộ. Nghĩa là các bộ phận đều trong tình trạng cũ mới như nhau, từ sơn xe, thân xe, vỏ xe, khung gầm đến động cơ xe.
Đừng vội tin vào sự bóng bẩy của xe vì hiện có rất nhiều công nghệ có thể làm xe cũ như mới. Để tránh gặp phải tình trạng này hãy để ý ở những góc khuất xem lớp sơn có đều màu hay không, nếu không đều màu chứng tỏ chiếc xe ấy đã được tân trang.
3/ Khả năng vận hành xe
Trước hết cần xem xét kỹ lưỡng phần động cơ - khởi động có dễ dàng hay không. Đối với xe ga, khi xe ở chế độ nhả hết ga để máy tự nổ, động cơ không bị chết giữa chừng, tiếng nổ đều và không bị giật hay không có tiếng kêu lạ; khi vặn tay ga, ga lên đều và động cơ nổ giòn, tăng đều. Với xe số, việc sang số phải nhẹ và dễ dàng, hộp số không bị kẹt khi tăng và giảm số.
Nếu có thể nên lái thử xe trên đường địa hình khác nhau để có cảm giác lái rõ rệt hơn đồng thời kiểm tra độ ăn xăng bằng cách vặn ga hết cỡ để kiểm tra độ khói. Nếu lượng khói xám nhiều và dày đặc nghĩa là động cơ đã bị rã và ăn dầu. Ngược lại thì động cơ vẫn còn hoạt động tốt.
4/ Kiểm tra các chi tiết khác
Cẩn thận kiểm tra các chi tiết nhỏ ví dụ như: ốc, đinh trên động cơ có bị rỉ sét hay móp méo không. Cần lưu ý thêm đến bộ giảm xóc trước bằng cách bóp chặt phanh, nhún xe thử độ nhún, nếu có tiếng kêu “lục cục” thì giảm xóc đã yếu hoặc đã bị thay.
Ngoài ra, người mua cần chú ý đến việc:
Kiểm tra trạng thái khung xe: đây là một trong những chi tiết cho biết tình trạng chung của xe máy rõ nhất. Nếu khung xe có dấu hiệu mới được sơn lại, bạn có thể nghi ngờ rằng có thể chiếc xe đã trải qua tai nạn.
Kiểm tra xích xe: xem có vết rỉ sét hay bị ăn mòn hay không. Dắt xe tới lui vài mét để kiểm tra độ dài và độ “nuột” của xích xe.
Kiểm tra lốp xe: xe máy cũ sẽ có vết mòn ở lốp, nhưng những vết mòn đó nên đều và không bị mòn lệch hẳn sang một bên. Để chắc chắc, hãy cho xe tiến lùi một đoạn để kiểm tra toàn bộ lốp xe.
Kiểm tra mức dầu: Khi xem xe bạn nên nhớ kiểm tra mức dầu, chất lỏng và chất làm mát. Các chất lỏng này có mức thấp đồng nghĩa với việc chiếc xe máy đã không được bảo dưỡng thường xuyên.
Kiểm tra hệ thống điện, còi xe và đèn của xe. Nếu thấy khó bấm nút sử dụng hoặc nghe tiếng kêu thì bộ điện đã có vấn đề.
5/ Giấy tờ xe
Đây là điều rất quan trọng khi mua một chiếc xe máy đã qua sử dụng. Dù bạn có mua xe chính chủ hay không thì kiểm tra giấy tờ vẫn là điều rất cần thiết. Nên yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết của xe để tránh trường hợp xe ăn cắp hay mua xe trả góp chưa được thanh toán.
6/ Thương lượng giá cả
Sau khi đã chọn được chiếc xe ưng ý, bạn hãy thương lượng để được mức giá phù hợp. “Tiền nào thì của nấy”, tốt nhất nên hỏi những người rành về xe hoặc thợ sửa xe để tham khảo giá chuẩn nhất.
Mua bán xe máy cũ, cần làm thủ tục gì?
Dưới đây là 5 bước đơn giản để bạn có thể làm thủ tục mua – bán xe máy cũ một cách nhanh chóng và thuận lợi:
1/ Chuẩn bị giấy tờ cần thiết
Việc mua bán 1 chiếc xe máy rất đơn giản, dễ nhất là người bán cho bạn là chính chủ của xe. Nếu nhờ người khác thì chủ xe phải làm Giấy ủy nhiệm và được địa phương xác thực.
Bên bán xe cần chuẩn bị: (1) Giấy tờ xe bản chính; (2) CMND + Hộ khẩu bản chính. Một số nơi sẽ đòi hỏi có thêm Giấy xác nhận độc thân nếu chưa lập gia đình, hoặc Giấy đăng kí kết hôn để loại trừ tranh chấp dân sự về sau (trường hợp này rất ít).
Với bên mua xe cũng cần chuẩn bị (1) CMND + Hộ khẩu bản chính; (2) Tiền mua xe và lệ phí sang tên xe.
2/ Công chứng hợp đồng mua bán xe
Việc này sẽ do các Phòng công chứng tư quản lý. Chúng ta có thể tới bất cứ phòng công chứng tư nào cũng được, miễn là tiện lợi cho 2 bên, không quan trọng là ở địa phương người bán hay địa phương người mua.
Thủ tục mua bán xe máy cũ
Tới đó, sẽ có bàn làm hợp đồng mua bán xe giữa Bên mua và Bên bán. Phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ là xác nhận hợp đồng này giữa 2 bên có giá trị, và thu một khoảng phí dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán. Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ 1 bản.
3/ Rút hồ sơ gốc của xe
Bước này chỉ thực hiện trong trường hợp Bên mua và Bên bán ở 2 tỉnh khác nhau, còn nếu trong cùng 1 tỉnh với nhau thì không cần.
Cả 2 bên sẽ cùng tới nơi mà chiếc xe đã được đăng kí lần đầu tiên, làm thủ tục rút hồ sơ gốc và bộ hồ sơ này sẽ giao cho bên mua để đi đăng kí sang tên cho xe.
Sau bước 3, giao dịch đã hoàn thành 1/2 và từ bước này thì Bên mua xe sẽ tự đi hoàn tất các việc còn lại. Bên bán sẽ giao cho Bên mua các thứ như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe, Hợp đồng mua bán xe.
4/ Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe
Chúng ta buộc phải đóng thêm 1 lần thuế trước bạ cho chiếc xe nếu thực hiện sang tên đổi chủ cho nó. Thuế trước bạ lần 2 cho xe máy khoảng 1% giá trị xe sau khi đã khấu hao theo thời gian.
Bên mua xe sẽ đến Chi cục thuế cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để đóng thuế trước bạ cho xe. Cần chuẩn bị các giấy tờ kể trên như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe (nếu có), Hợp đồng mua bán xe, CMND và tiền lệ phí, Phiếu khai phí trước bạ xe (phát miễn phí).
5/ Đi xét xe
Đây là bước cuối cùng, Bên mua xe sẽ đến Công an giao thông cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để làm thủ tục này. Chúng ta nộp Tờ khai đăng kí xe máy, môtô đi kèm với các giấy tờ kể trên.
Sau khi xét xe xong, chờ tới ngày hẹn và tới lấy Giấy đăng kí xe mới.
5 lưu ý bảo dưỡng xe máy bền đẹp
Việc chăm sóc xe đòi hỏi thời gian và công sức nhưng mang lại nhiều giá trị. Dưới đây là 5 điểm lưu ý để duy trì khả năng làm việc hiệu quả.
1/ Làm sạch
Chiếc xe sáng bóng đem lại vẻ đẹp và tăng sự tự tin cho người chủ. Chiếc xe bám đầy bụi bẩn có giá trị thấp hơn nhiều chiếc xe sạch sẽ. Để giữ vẻ tươi mới ban đầu, hãy xem xét đầu tư cho chất tẩy rửa, nước sạch. Các chất tẩy rửa mạnh trong công nghiệp sẽ làm xe hoen gỉ, sơn nhanh xuống màu. Ngoài ra nên đánh bóng để giữ xe trông như vừa xuất xưởng.
Bảo dưỡng xe máy bền đẹp
Mỗi người có những cách làm sạch riêng. Nhưng công đoạn bắt đầu là dựng chân chống giữa trên nền cứng để có thể quay bánh, chuyển số và vặn ga. Phun chất tẩy lên xe và dùng giẻ sạch cọ. Nên làm sạch thường xuyên để giữ xe mới.
2/Chăm sóc yên xe
Phơi mưa nắng, yên xe nhanh bạc màu và lão hóa. Dù bộ khung xe không tỳ vết, nhưng sẽ không tốt nếu yên xe trông cũ và hư hại. Trước khi làm sạch, hãy dùng khí nén thổi sạch bụi bẩn. Nếu bỏ qua bước này, những hạt bụi sẽ cào xước bề mặt da. Sau khi thổi sạch, sử dụng chất tẩy rửa xe chuyên dụng. Chất tẩy chứa nhiều kiềm hoặc axit sẽ làm bề mặt da bạc màu, mục. Sau đó làm sạch chất tẩy bằng nước và bọt biển, bước cuối cùng lau khô.
Nếu bề mặt da có dấu hiệu bạc màu, biện pháp đơn giản là dùng xi đánh bóng có nguồn gốc từ dầu mỏ.
3/ Bảo dưỡng ắc-quy
Ắc-quy không đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên, thêm nữa các bước thực hiện cũng khá đơn giản. Bất cứ lúc nào máy đề yếu hoặc vài tuần không chạy xe thì đó là lúc bạn cần nạp cho ắc-quy thay vì để nó tiếp tục phóng điện.
Với ắc-quy axit, định kỳ hàng tháng kiểm tra mức dung dịch trong bình. Nếu thiếu cần bổ sung nước cất hoặc đã khử ion. Các điện cực cũng cần được giữ sạch tới mức hoàn hảo để tránh bị mô-ve: làm sạch muôi, lớp trầm tích hoặc lớp oxi hóa bên ngoài. Nên kiểm tra ắc-quy bằng cả vôn kế và dụng cụ do tỷ trọng.
4/ Thay linh kiện quá tuổi thọ làm việc
Định kỳ thay bu-gi sau 16.000 km. Tuổi thọ của bu-gi có thể khác nhau tùy vào loại xe. Hãy đọc sách hướng dẫn sử dụng để đưa ra quyết định tốt nhất. Cũng cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bu-gi để chọn đúng loại. Ví dụ như bu-gi Irdiun dùng cho một số loại xe đặc biệt.
Giống như trên xe hơi, cũng nên định kỳ thay dầu sau 1.500 – 2.000 km. Sao nhãng thay dầu là một trong những lỗi phổ biến khiến động cơ mau hỏng.
5/ Kiểm tra lốp
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn nên kiểm tra mặt lốp hàng tuần. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường khi điều khiển xe, hãy thay lốp ngay. Lái xe có lốp mòn quá mức sẽ rất nguy hiểm, Thêm nữa, lốp có thể bị phồng khi quá nhiệt.
6 điều nên biết khi mua xe máy cũ, 214, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 17/03/2016 14:05:19