5 sự cố thường gặp khi khởi động xe máy
5 sự cố thường gặp khi khởi động xe máy, 227, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 17/03/2016 17:05:03
5 sự cố thường gặp khi khởi động xe máy
Những trục trặc ở bộ đề thường xuyên xảy ra, do vậy, xe máy thường có thêm cần khởi động để sử dụng trong trường hợp này. Nếu phân tích chính xác hiện tượng thì việc sửa chữa các hư hỏng của hệ thống này sẽ nhanh chóng và tiết kiệm.
1/ Khi bấm nút start máy đề không quay
Nguyên nhân của pan này có thể do bình acquy hết điện, rơ le đề hỏng, nút start không tiếp xúc, đứt dây hoặc tuột giắc cắm trong hệ thống điện. Một lý do quan trọng là chổi than bị mòn, chiều dài tiêu chuẩn của chi tiết này là 12 mm, nếu chỉ còn dưới 4 mm là phải thay mới.
Sự cố thường gặp khi khởi động xe máy
2/ Đề yếu không kéo nổi vô-lăng
Lỗi này do bình acquy quá yếu, đĩa tiếp điện trong rơ-le bị cháy rỗ, chổi than mòn hoặc rô-to của máy đề bị chập mạch.
3/ Động cơ máy đề không chịu ngừng khi đã buông nút start
Nguyên nhân là rơ-le đề bị dính cứng, không cắt được điện. Phải tắt chìa khóa, tháo rời chi tiết để sửa chữa hoặc thay mới.
4/ Phần khởi động quay tốt nhưng vô-lăng không quay
Hiện tượng này do khớp ly hợp một chiều bị trượt, có thể vì lõi hoặc bi đề bị mòn, lò xo ống đẩy yếu không bung ra được. Phải vam vô-lăng ra khỏi trục khuỷu, tháo bộ ly hợp để xem xét sửa chữa hoặc thay mới.
5/ Khi bấm nút start có tiếng va lớn trong máy đề
Đây là trường hợp thường gặp ở xe Trung Quốc, do chất lượng kim loại làm lõi và bi đề kém, mòn không đều, nhiều sai số. Khắc phục bằng cách gia công lại các chi tiết bằng kim loại tốt, đúng kích thước.
5 “căn bệnh” thường gặp ở xe ga
So với xe máy số, xe ga rõ ràng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như thiết kế đẹp và tiện nghi hơn, phù hợp với đời sống đô thị hoặc cốp rộng rãi, chứa được nhiều đồ. Thế nhưng, xe ga cũng thường xuyên gặp một số “bệnh” khiến người sử dụng phải đau đầu và tốn kém chi phí. Cùng liệt kê những bệnh mà xe ga thường gặp hiện nay.
5 “căn bệnh” thường gặp ở xe ga
1/ Tốn xăng và chi phí
Một trong những điều khiến nhiều người phải đắn đo trước khi mua xe ga chính là động cơ tốn xăng hơn xe máy số. Đối với những người sống tại các thành phố đông đúc và thường xuyên bị tắc đường, bệnh tốn xăng của xe ga càng khiến họ e ngại.
Nhận thức rõ điều đó, trong năm 2014, hãng Yamaha đã trình làng mẫu xe ga Grande hoàn toàn mới với động cơ Blue Core tiết kiệm xăng như xe số. Cụ thể, nhờ động cơ Blue Core mới, Yamaha Grande chỉ tiêu tốn lượng xăng 1,85 lít/100 km. Đây là con số thực sự ấn tượng với một mẫu xe ga như Yamaha Grande. Như vậy, với bình xăng 4,4 lít, Yamaha Grande có thể hoàn thành quãng đường 230 km trước khi cần đổ nhiên liệu.
Không chỉ tốn xăng, xe ga còn bị “mang tiếng” là tốn kém nhiều chi phí trong quá trình sử dụng. Chi phí sửa chữa xe ga bao giờ cũng cao hơn xe máy số. Yamaha Grande có thể giải quyết nỗi lo đó nhờ động cơ Blue Core bền bỉ và ít hỏng hóc. Động cơ Blue Core nguyên khối giúp tránh tình trạng hỏng hóc cho các bộ phận phụ gắn kèm. Ngoài ra, động cơ còn có hệ thống làm mát mới, xi-lanh DiASil cùng nhiều công nghệ hiện đại nên vận hành ổn định và ít trục trặc.
2/ Động cơ nhanh “tã”
Xe ga thường được trang bị bánh có đường kính nhỏ nên để đạt tốc độ tương đương với các dòng xe bánh lớn thì động cơ phải có vòng quay lớn hơn. Điều này dẫn đến ma sát trong động cơ xe ga lớn khiến máy nhanh bị “tã” sau một thời gian sử dụng. Vì thế, xe ga không phải là lựa chọn phù hợp cho những người thường xuyên chạy đường trường. Ngoài ra, xe ga cũng đòi hỏi người sử dụng phải bảo dưỡng thường xuyên hơn. Nếu không, người sử dụng có thể mất số tiền không nhỏ cho việc sửa chữa xe ga, nhất là hệ thống phun nhiên liệu điện tử.
3/ Động cơ dễ hỏng vì nằm thấp
Một trong những nhược điểm khá lớn của xe ga chính là động cơ và pô xe nằm thấp nên dễ bị chạm gầm hoặc vỡ lốc máy khi gặp những đoạn đường xấu. Ngoài ra, thiết kế tương tự còn khiến xe ga dễ bị chết máy hoặc hỏng động cơ khi chạy vào đoạn đường ngập nước.
4/ Động cơ ì hoặc bị gằn ở tốc độ thấp
Sau một thời gian sử dụng xe ga, nhiều người bắt đầu phàn nàn về việc động cơ bị ì hoặc gằn máy ở tốc độ thấp. Với động cơ Blue Core, Yamaha Grande sẽ tránh được tình trạng chung đó. Động cơ Blue Core được thiết kế để có thể hoạt động ở tốc độ tua máy rất thấp, ngay cả với trạng thái không tải lẫn trong dải tốc độ thông thường. Trên thực tế, động cơ Blue Core của Yamaha Grande sở hữu tốc độ tua máy thấp hơn 300 vòng/phút so với các động cơ hiện tại đang ở mức 1.300 vòng/phút.
5/ Động cơ phát ra tiếng kêu lạ
Tiếng gõ hoặc lạch cạch phát ra từ động cơ là hiện tượng thường gặp ở xe ga. Quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo ra nhiệt độ cao trong buồng đốt, làm không khí giãn nở và khiến chúng mất đi độ đậm đặc, gây ra tổn hao hiệu suất cùng các hiện tượng bất thường như tiếng gõ của động cơ. Yamaha Grande không vướng phải “căn bệnh” này nhờ hiệu suất làm mát động cơ được cải thiện đáng kể. Hãng Yamaha đã tăng diện tích vùng dẫn nhiệt, hướng luồng gió từ quạt tản nhiệt đến bộ phận có nhiệt độ cao nhất và thiết kế lại quạt tản nhiệt để tối ưu hóa khả năng làm mát cho động cơ Blue Core của Grande.
Những lưu ý khi sử dụng xe tay ga
Trên thị trường hiện nay đa số xe tay ga đều trang bị hệ thống phun xăng điện tử. Nên khi bật máy, đèn báo FI sẽ bật sáng để kiểm tra các cảm biến và nạp nhiên liệu vào vòi bơm để chờ nổ máy. Khi đèn báo FI tắt có nghĩa là xe đã sẵn sàng chờ ấn nút khởi động xe.
Nếu người sử dụng xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử FI thực hiện đúng quy trình khởi động thì hệ thống FI sẽ đem lại lợi ích như khả năng tiết kiệm nhiên liệu, xe vận hành êm ái.
1/ Hạn chế sử dụng phanh trước
Hầu hết xe ga đều trang bị phanh đĩa. Đa số người sử dụng thuận tay phải, nên khi gặp tình huống bất ngờ sẽ bóp phanh trước. Việc sử dụng phanh trước với xe ga rất nguy hiểm do đường kính bánh trước nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn.
Nên sử dụng đồng thời cả 2 phanh trước và sau để đảm bảo an toàn. Trên một số xe ga đời mới có trang bị hệ thống phanh đồng thời ECB, giúp phân bổ lực phanh giữa bánh trước và bánh sau mà chỉ cần dùng phanh trái (phanh sau).
2/ Không nên vừa ga vừa phanh
Do thói quen sử dụng, đặc biệt là chị em phụ nữ, khi chờ đèn đỏ hoặc tắc đường thường vừa ga vừa phanh dẫn đến nhanh bị cháy guốc côn và chuông côn khiến cho xe giật không bốc lại tốn xăng.
3/ Không vận hành xe ở tốc độ quá chậm
Với những xe ga sử dụng hệ thống làm mát bằng nước, nếu chạy xe quá chậm sẽ làm cho nhiệt độ tăng cao khiến xe tốn nhiên liệu. Nên đi nhanh hơn để giúp lượng gió làm mát két nước nhiều hơn.
Không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ hệ thống làm mát muộn hoặc sớm hơn so với tiêu chuẩn. Nếu động cơ quá nguội hoặc quá nóng đều làm việc không tốt. Thường xuyên kiểm tra lượng nước làm mát và vệ sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
4/ Tay ga không ổn định, gây tốn xăng và hại xe
Nhiều người sử dụng có thói quen thốc ga lên rồi giảm đột ngột, sẽ làm xe tốn xăng và nhanh hỏng bộ truyền động. Khi thốc ga, xe cần nhiều xăng để tăng tốc, cụm côn và ly hợp chuyển động nhanh hơn. Khi giảm ga đột ngột hoặc phanh gấp, khi đó xe sẽ cần lượng xăng tương ứng để đi tiếp. Nên giữ tốc độ và đều tay ga nhất có thể để giữ độ bền cho bộ truyền động và tiết kiệm xăng.
5/ Dầu láp thường hay bị quên trên xe ga
Dầu láp trên xe ga có tác dụng bôi trơn hệ thống bánh răng dẫn động đến trục bánh xe. Do các bánh răng hoạt động thường xuyên với cường độ và tải trọng cao, nếu không được bôi trơn thường xuyên dẫn đến mài mòn nhanh, tạo độ dơ tăng tính va đập. Người sử dụng nên chú ý thường xuyên kiểm tra và thay thế dầu láp và bảo dưỡng. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, cứ 3 lần thay dầu máy thì 1 lần thay dầu láp.
Người sử dụng xe tay ga nên thường xuyên đến các trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng xe máy có uy tín để kiểm tra và bảo dưỡng xe theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
5 sự cố thường gặp khi khởi động xe máy, 227, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Tiên Tiên, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 17/03/2016 17:05:03